Bảo hộ quyền đối với giống cây trồng tại Thanh Hóa

Khi tổ chức, cá nhân có nhu cầu bảo hộ quyền đối với giống cây trồng mới, có thể ủy quyền cho đại diện sở hữu trí tuệ để tiến hành thủ tục nêu trên. Luật Blue giới thiệu trinh tự, thủ tục như sau:

Căn cứ pháp lý:

  1. Luật Sở hữu trí tuệ
  2. Nghị định số 104/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng
  3. Quyết định số 11/2008/QĐ-BTC ngày 19/2/2008 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giống cây trồng
  4. Quyết định số 16/2008/QĐ-BNN ngày 28/01/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Cục Trồng Trọt
  5. Thông tư số 33/2009/TT-BNN ngày 10/6/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Về việc bổ sung loài cây trồng vào Danh mục loài cây trồng được bảo hộ

Yêu cầu và điều kiện để được cấp:

Điều kiện đối với Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng:

  1. Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng là tổ chức, cá nhân chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc đầu tư cho công tác chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc được chuyển giao quyền đối với giống cây trồng.
  2. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc nước có ký kết với Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thoả thuận về bảo hộ giống cây trồng; tổ chức, cá nhân nước ngoài có địa chỉ thường trú tại Việt Nam hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại Việt Nam.
  3. Điều kiện đối với giống cây trồng được bảo hộ: Giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển, thuộc Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp.

Thủ tục tiến hành:

Bước 1: Tiếp nhận Đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng mới

Bước 2: Thẩm định hình thức đơn và thông báo, từ chối hoặc chấp nhận Đơn. Nếu Đơn hợp lệ thì yêu cầu người đăng ký gửi mẫu giống đến cơ sở khảo nghiệm;.

Bước 3: Công bố đơn hợp lệ trên tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng

Bước 4: Thẩm định nội dung đơn đăng ký bảo hộ (gồm thẩm định tính mới; tên giống cây trồng; khảo nghiệm và thẩm định kết quả khảo nghiệm kỹ thuật đối với giống cây trồng);

Bước 5: Cấp hoặc từ chối cấp bằng bảo hộ giống cây trồng và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ nếu được cấp bằng.

Kết quả nhận được: Giấy chứng nhận đăng ký Giống cây trồng mới.

Hồ sơ gồm:

  1. Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định
  2. Ảnh chụp, tờ khai kỹ thuật theo mẫu quy định;
  3. Giấy uỷ quyền nếu đơn được nộp thông qua đại diện;
  4. Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người đăng ký là người được chuyển giao quyền đăng ký;
  5. Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
  6. Chứng từ nộp phí, lệ phí

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Trồng Trọt thuộc Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT

Thời hạn giải quyết: T

– Thẩm định hình thức đơn: 15 ngày kể từ ngày nhận đơn;

– Công bố đơn hợp lệ trên tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày đơn được chấp nhận;

– Thời hạn thẩm định kết quả khảo nghiệm kỹ thuật là 90 ngày kể từ ngày nhận được kết quả khảo nghiệm kỹ thuật;

Trên đây là một số quy định của pháp luật về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng mà chúng tôi vừa tổng hợp, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

 

Tin liên quan