Đăng ký bản quyền kịch bản tại Thanh Hóa
Kịch bản được nhà nước bảo hộ dưới dạng sở hữu trí tuệ. Để ghi nhận và thúc đẩy sự sáng tạo của tác phẩm, nhà nước ta đã ban hành cá quy định pháp luật với một hệ thống chặt chẽ nhằm bảo vệ “đứa con tinh thần” của chủ sở hữu, sau đây Luật Blue xin tổng hợp một số thông tin về kịch bản như sau:
Khái niệm kịch bản
Theo từ điển tiếng Việt do Giáo sư Hoàng Phê chủ biên, Nxb Khoa học xã hội định nghĩa: “Kịch bản là vở kịch ở dạng văn bản”.
Mỗi loại hình văn học nghệ thuật, điện ảnh hay truyền hình (có thể coi truyền hình cũng là một loại hình mang tính chất nghệ thuật, bởi truyền hình là sự kết hợp của điện ảnh và báo chí) đều có những đặc thù riêng, đặc trưng và tính chất riêng. Vì thế, khái niệm kịch bản đi vào từng loại hình được “biến hoá” sao cho phù hợp với những tính chất đặc trưng riêng của nó. Do đó, nó có nhiều hình thức biểu hiện đa dạng chứ không phải chỉ là vở kịch ở dạng vản bản, vấn đề này chúng tôi xin đề cập phân tích ở những phần sau.
Các loại kịch bản khác nhau như vậy liệu có thể gọi chung từ gốc “kịch bản” trong kịch bản văn học, sân khấu, điện ảnh truyền hình được hay không. Tại sao gọi chung là kịch bản nếu giữa chúng không có nét gì chung?
Điểm chung, nét chung nhất của các loại kịch bản này là gì?
Đó là tác dụng, vai trò, chức năng của kịch bản.
Đó là những sáng tạo “âm thầm” của mỗi cá nhân nghệ sỹ với biến động cuộc đời.
So với các loại hình nghệ thuật như hội hoạ, điêu khắc, thơ văn, âm nhạc, một đặc trưng là từ khâu ý đồ sáng tác đến hoàn thành tác phẩm có thể hoàn toàn do công lao của người nghệ sỹ, cá nhân người nghệ sỹ. Trong khi đó, sân khấu (kịch nói, kịch truyền thống), điện ảnh, lại là một nghệ thuật tập thể có sự đóng góp của diễn viên, tác giả kịch bản, hoạ sỹ trang trí, nhạc sỹ, người làm công tác hậu trường…dưới sự điều khiển của đạo diễn.
Tác phẩm truyền hình cũng là kết quả góp sức của tập thể đạo diễn, biên tập, cộng tác viên, kỹ thuật viên, quay phim… Người tham gia làm ra sản phẩm đều phải tập trung góp phần tạo ra sản phẩm hay nhất, tốt nhất. Đối với tính chất làm việc tập thể này, sự có mặt của một kịch bản hết sức có ý nghĩa.
Kịch bản trước hết vạch ra “đề cương” tác phẩm, thứ hai, kịch bản đóng vai trò như một yếu tố liên hệ giữa những cá nhân có liên quan đến công việc, liên hệ giữa yếu tố kỹ – nghệ thuật, thống nhất nhất hành động, các phương tiện biểu hiện ăn khớp bổ trợ cho nhau tạo nên một chỉnh thể, một tác phẩm hoàn hảo.
Kịch bản là một vở kịch, một bộ phim, một chương trình được phác thảo, mô hình hoá, trên văn bản với tư cách là một đề cương, hay chi tiết đến từng chi tiết nhỏ (tuỳ theo yêu cầu của mỗi loại hình), là cơ sở chính cho “tập thể tác giả” làm nên, hoàn thiện tác phẩm của mình.
Tóm lại kịch bản truyền hình có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Không có sự chuẩn bị kịch bản, người phóng viên không thể chủ động thực hiện tác phẩm trong lúc có hàng trăm chi tiết của cuộc sống liên tục diễn ra. Không có kịch bản, người quay phim không thể hiểu được ý đồ của phóng viên và cách thể hiện nội dung tác phẩm. Nhìn vào kịch bản, mỗi thành viên có thể hiểu được phần công việc mà mình phải làm, nhờ đó mà tập thể làm phim có thể kết hợp làm việc nhịp nhàng, ăn ý, giảm bớt sự tốn kém và lãng phí không đáng có cho đoàn làm phim.
Hồ sơ đăng ký bản quyền tác phẩm kịch bản bao gồm:
- Tờ khai đăng ký bản quyền tác phẩm kịch bản: Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu tác phẩm; tóm tắt nội dung tác phẩm thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.
- Hai bản in tác phẩm đăng ký, Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật có trách nhiệm lưu giữ một bản và giao lại một bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký sau khi cấp Giấy chứng nhận.
- Hợp đồng uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền;
- Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu tác phẩm thuộc sở hữu chung.
- Bản sao chứng minh thư của tác giả
- Quyết định giao việc (trong trường hợp tác giả là nhân viên Công ty) hoặc Hợp đồng thuê sáng tạo tác phẩm (trong trường hợp thuê sáng tạo tác phẩm)
- Bản sao Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh (trong trường hợp người nộp đơn là pháp nhân)
Các tài liệu quy định tại các điểm nêu trên phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và báo giá dịch vụ đăng ký bản quyền tác phẩm kịch bản
- Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong Sở hữu trí tuệ
- Quyền sở hữu công nghiệp tại Thanh Hóa
- Hạn chế quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng
- Xâm phạm quyền của chủ bằng bảo hộ đối với giống cây trồng tại Thanh Hóa
- Thủ tục hủy bỏ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng
- Đình chỉ văn bằng bảo hộ giống cây trồng
- Các nguyên tắc của Sở hữu trí tuệ
- Quy định về giám định SHTT tại Thanh Hóa
- Hoạt động triển khai đầu tư nước ngoài tại Thanh Hóa
- Giới hạn quyền sở hữu công nghiệp tại Thanh Hóa
-
Điều khoản phân chia lợi nhuận trong hợp đồng ...
T4, 09 / 2019 -
Thủ tục chào bán cổ phần
T4, 09 / 2019 -
một số quy định của pháp luật về cổ phiếu...
T3, 09 / 2019 -
Một số quy định của pháp luật về cổ phiếu...
T3, 09 / 2019