Đăng ký bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan tại Thanh Hóa
Nhà nước luôn khuyến khích việc sáng tạo nghệ thuật của mỗi người, để đảm bảo quyền lợi cho tác giả khi sáng tạo ra “đứa con tinh thần” của mình, Luật Sở hữu trí tuệ quy định rõ về quyền được bảo hộ quyền tác giả. Theo đó, những người có hành vi xâm phạm đến quyền tác giả sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Vì vậy để chống sao chép tác phẩm do mình tạo ra, bạn nên thực hiện tất cả những quyền nói trên của mình. Luật Blue xin cung cấp đến bạn thông tin về bảo hộ Quyền tác giả như sau:
Khái niệm
Quyền tác giả được hiểu là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
Đặc điểm của Quyền tác giả
Thứ nhất: Quyền tác giả bảo hộ hình thức thể hiện tác phẩm và không phụ thuộc vào nội dung và giá trị nghệ thuật.
Đối tượng bảo hộ quyền tác giả là các tác phẩm – những ý tưởng sáng tạo được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định. Pháp luật về quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức thể hiện của các ý tưởng sáng tạo mà không quy định điều kiện nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm được bảo hộ.
Điều này có nghĩa là mặc dù ý tưởng của các tác giả là trùng hoặc tương tự với nhau nhưng được thể hiện dưới hình thức khác thì các tác giả đó đều được pháp luật bảo hộ quyền tác giả với tác phẩm do mình sáng tạo ra.
Cũng vì đặc điểm này mà các tác phẩm muốn được bảo hộ cần phải được định hình dưới một hình thức nhất định (từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, màu sắc…)
Thứ hai: Quyền tác giả được bảo hộ tự động.
Điều này có nghĩa là khi ý tưởng sáng tạo trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học được thể hiện dưới hình thức nhất định và mang tính nguyên gốc thì sẽ được công nhận là tác phẩm và được bảo hộ quyền tác giả mà không cần thông qua thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước.
Tuy nhiên việc thực hiện thủ tục đăng ký quyền tác giả giúp giảm nhẹ nghĩa vụ chứng minh cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả khi có tranh chấp hay xâm phạm quyền tác giả xảy ra.
Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả:
Theo điểm a khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ 2009, các loại hình tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ quyền tác giả gồm: tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác.
Điều kiện bảo hộ quyền tác giả
Thứ nhất: Tính sáng tạo của tác phẩm.
Hiệp định TRIPS và Công ước Berne đều không quy định cụ thể về tính sáng tạo mà dành quyền tự quyết cho các quốc gia trong xác định mức độ sáng tạo cần thiết để sản phẩm trí tuệ được bảo hộ quyền tác giả (Điều 10 (2) Hiệp định TRIPS và Điều 2 (5) Công ước Paris. Hai văn bản quốc tế quan trọng này đòi hỏi tính sáng tạo trí tuệ và được các quốc gia thành viên quy định là tính sáng tạo hoặc tính nguyên gốc.
Việt Nam không quy định cụ thể về điều kiện sáng tạo để một sản phẩm trí tuệ được công nhận là tác phẩm. Tuy nhiên trên cơ sở quy định tại hoạt động sáng tạo trí tuệ trực tiếp của tác phải được tạo ra lần đầu tiên bởi tác giả và không sao chép từ các tác phẩm của người khác.
Thứ hai: Tác phẩm phải được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định.
Mọi sản phẩm sáng tạo trí tuệ đều bắt đầu từ ý tưởng sáng tạo. Những ý tưởng này chỉ là từ duy nên con người chỉ có thể tiếp cận và hưởng trí của những ý tưởng sáng tạo nếu những ý tưởng sáng tạo được bộc lộ và chứa đựng dưới phương tiện và hình thức nhất định. Pháp luật quyền tác giả, do đó không bảo hộ ý tưởng mà chỉ bảo hộ hình thức thể hiện ý tưởng. Sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học chỉ được công nhận là tác phẩm nếu được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định (hay còn được gọi là vật chất hóa). Ví dụ tác phẩm thơ, truyện thể hiện dưới dạng những trang viết; tác phẩm điện ảnh dưới dạng những thước phim, tác phẩm tạo hình thể hiện dưới dạng hình khối, đường nét với các dạng vật chất như gỗ, đá,… Hình thức thể hiện của những sáng tạo trong lĩnh vực văn học, khoa học và nghệ thuật rất phong phú, đa dạng: từ lá cây, gỗ, đá, giấy đến đĩa bộ nhớ RAM máy tính, CD – ROM.
Đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm:
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan;
- Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;
- Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền;
- Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.
Thủ tục đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan thực hiện như sau:
- Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp một bộ hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại TP HCM, thành phố Đà Nẵng). Hồ sơ có thể gửi qua đường bưu điện.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm, chương trình biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định tại khoản 2 điều 13 và Điều 17 của Luật sở hữu trí tuệ trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan nộp một bộ hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại TP HCM, thành phố Đà Nẵng).
Trên đây là một số thông tin về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan tại Thanh Hóa, nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí. Trân trọng!
- Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong Sở hữu trí tuệ
- Quyền sở hữu công nghiệp tại Thanh Hóa
- Hạn chế quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng
- Xâm phạm quyền của chủ bằng bảo hộ đối với giống cây trồng tại Thanh Hóa
- Thủ tục hủy bỏ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng
- Đình chỉ văn bằng bảo hộ giống cây trồng
- Các nguyên tắc của Sở hữu trí tuệ
- Quy định về giám định SHTT tại Thanh Hóa
- Hoạt động triển khai đầu tư nước ngoài tại Thanh Hóa
- Giới hạn quyền sở hữu công nghiệp tại Thanh Hóa
-
Điều khoản phân chia lợi nhuận trong hợp đồng ...
T4, 09 / 2019 -
Thủ tục chào bán cổ phần
T4, 09 / 2019 -
một số quy định của pháp luật về cổ phiếu...
T3, 09 / 2019 -
Một số quy định của pháp luật về cổ phiếu...
T3, 09 / 2019