Đình chỉ văn bằng bảo hộ giống cây trồng

Giống cây trồng là quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại thực vật thấp nhất, đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống, có thể nhận biết được bằng sự biểu hiện các tính trạng do kiểu gen hoặc sự phối hợp của các kiểu gen quy định và phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng nào khác bằng sự biểu hiện của ít nhất một tính trạng có khả năng di truyền được. Việc phát triển giống cây trồng mới có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế nông nghiệp như nước ta, nhận thấy được tầm quan trọng đó, nhà nước ta đã quy định các chính sách về bảo hộ giống cây trồng, tuy nhiên việc bảo hộ này không có giá trị vĩnh viễn. nếu bạn đa đăng ký bảo hộ giống cây trồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau thì văn bằng bảo hộ của bạn có thể bị đình chỉ, Luật Blue cung cấp cho bạn một số thông tin về đình chỉ quyền bảo hộ đối với gióng cây trồng, mời bạn đọc tham khảo để có thể tránh được, hy vọng những thông tin dưới đây sẽ giúp ích được cho bạn:

Cơ quan Công bố: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các trường hợp đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng:

  1. Bằng bảo hộ giống cây trồng có thể bị đình chỉ hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
  2. Giống cây trồng được bảo hộ không còn đáp ứng điều kiện về tính đồng nhất và tính ổn định như tại thời điểm cấp Bằng;
  3. Chủ bằng bảo hộ không nộp lệ phí duy trì hiệu lực theo quy định;
  4. Chủ bằng bảo hộ không cung cấp tài liệu, vật liệu nhân giống cần thiết để duy trì và lưu giữ giống cây trồng theo quy định;
  5. Chủ bằng bảo hộ không thay đổi tên giống cây trồng theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng.

Trình tự thực hiện:       

Bước 1: Trong thời hạn hiệu lực của Bằng bảo hộ, bất cứ bên thứ ba nào cũng có quyền gửi một (01) bộ hồ sơ đề nghị đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ cho Cục Trồng trọt với lý do giống cây trồng được bảo hộ không đáp ứng tính đồng nhất và tính ổn định như tại thời điểm cấp Bằng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 170 Luật Sở hữu trí tuệ;

Bước 2: Trong vòng ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu đình chỉ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng của bất kỳ bên thứ ba nào, Cục Trồng trọt phải hoàn thành việc xác minh thông tin nêu trong đơn yêu cầu; nếu có đủ căn cứ thì thông báo dự kiến đình chỉ cho chủ bằng bảo hộ giống cây trồng; nếu không đủ căn cứ thì thông báo cho bên thứ ba và nêu rõ lý do. Yêu cầu đình chỉ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng phải được thể hiện bằng văn bản kèm theo chứng cứ chứng minh giống cây trồng không đáp ứng tính đồng nhất và tính ổn định như tại thời điểm cấp bằng bảo hộ và nộp phí khảo nghiệm lại;

Bước 3: Sau ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày ra thông báo dự kiến đình chỉ của cơ quan bảo hộ giống cây trồng mà chủ bằng bảo hộ giống cây trồng không có đơn phản đối thì Cục Trồng trọt ra quyết định đình chỉ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng và thông báo cho bên thứ ba. Thời điểm đình chỉ có hiệu lực tính từ ngày ký quyết định đình chỉ hiệu lực bằng bảo hộ và được công bố trên web site của Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng mới;

Bước 4: Trường hợp chủ bằng bảo hộ giống cây trồng có đơn phản đối, trong vòng ba mươi (30) ngày thì kể từ khi nhận được đơn phản đối, Cục Trồng trọt yêu cầu chủ bằng bảo hộ thực hiện các thủ tục khảo nghiệm lại như quy định tại khoản 4 Điều 15 của Nghị định 88/2010/NĐ-CP; việc khảo nghiệm lại do cơ quan khảo nghiệm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15 của Nghị định 88/2010/NĐ-CP thực hiện.

  • Nếu kết quả khảo nghiệm lại cho thấy giống cây trồng không đáp ứng tính đồng nhất hoặc tính ổn định như tại thời điểm cấp bằng thì trong vòng ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả khảo nghiệm lại, Cục Trồng trọt làm thủ tục đình chỉ và trả lại phí khảo nghiệm lại cho người yêu cầu đình chỉ hiệu lực bằng bảo hộ.
  • Nếu kết quả khảo nghiệm lại cho thấy giống cây trồng đáp ứng tính đồng nhất hoặc tính ổn định như tại thời điểm cấp bằng thì trong vòng mươi lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả khảo nghiệm lại, Cục Trồng trọt thông báo cho bên thứ ba biết.

Thành phần hồ sơ:

  1. 01 bản Đơn đề nghị đình chỉ hiệu lực bằng bảo hộ làm theo mẫu tại Phụ lục 17 của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT
  2. Tài liệu, chứng cứ chứng minh giống cây trồng không đáp ứng tính đồng nhất và tính ổn định như tại thời điểm cấp Bằng bảo hộ;
  3. Bản sao chụp biên lai thu phí khảo nghiệm lại và bản fax giấy tờ chứng minh đã chuyển tiền vào tài khoản của Cục Trồng trọt.
  4. Đơn đề nghị đình chỉ hiệu lực bằng bảo hộ làm theo mẫu tại Phụ lục 17 của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT

Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ:   

Cục Trồng trọt, số 2, Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội

Thời hạn giải quyết:         

  • Thông báo dự kiến đình chỉ cho chủ bằng bảo hộ: 30 ngày kể từ ngày nhận yêu cầu đình chỉ;
  • Ra quyết định đình chỉ: sau 30 ngày kể từ ngày gửi thông báo cho chủ Bằng mà không nhận được đơn phản đối của chủ Bằng;
  • Yêu cầu chủ bằng bảo hộ thực hiện các thủ tục khảo nghiệm lại: trong vòng ba mươi (30) ngày thì kể từ khi nhận được đơn phản đối;
  • Ra quyết định đình chỉ: trong vòng ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả khảo nghiệm lại nếu kết quả khảo nghiệm lại cho thấy giống cây trồng không đáp ứng tính đồng nhất hoặc tính ổn định như tại thời điểm cấp bằng;
  • Thông báo cho bên thứ ba nếu kết quả khảo nghiệm lại cho thấy giống cây trồng đáp ứng tính đồng nhất hoặc tính ổn định như tại thời điểm cấp bằng: trong vòng mươi lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả khảo nghiệm lại, Cục Trồng trọt biết

Trên đây là tổng hợp của chúng tôi về đình chỉ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì, vui lòng liên hệ lại với chúng tôi để được tư vấn miễn phí, rất hân hạnh được phục vụ!

Tin liên quan