Giới hạn quyền sở hữu công nghiệp tại Thanh Hóa

Công ty luật Blue tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ miễn phí, nhanh chóng, hiệu quả. Mọi thắc mắc của quý khách hàng về giới hạn quyền sở hữu công nghiệp tại Thanh Hóa xin hãy liên hệ ngay cho chúng tôi.

Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có độc quyền đối với đối tượng đó. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, pháp luật quy định giới hạn quyền của chủ sở hữu. Trong bài viết này,chúng tôi sẽ tư vấn về giới hạn quyền sở hữu công nghiệp tại Thanh Hóa như sau:

1. Cơ sở pháp lý.

Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009.

2. Nội dung tư vấn.

Giới hạn quyền sở hữu công nghiệp không được định nghĩa trong Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành. Giới hạn quyền sở hữu công nghiệp được hiểu một cách khái quát là quyền của tổ chức, cá nhân đối với đối tượng sở hữu công nghiệp được thực hiện, bảo hộ trong một phạm vi, mức độ nhất định; chứ không phải các quyền đó được bảo hộ một cách tuyệt đối.

Về nguyên tắc, các quyền lợi của chủ sở hữu đối với sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo hộ tuyệt đối trong thời gian còn hiệu lực bảo hộ. Chủ sở hữu có độc quyền trong việc khai thác, sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể, pháp luật lại quy định hạn chế các quyền nêu trên của chủ sở hữu xuất phát từ những lý do nhất định. Các yếu tố hạn chế quyền sở hữu công nghiệp được quy định tại Điều 132 và được cụ thể hóa từ Điều 133 đến 137 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009). Bao gồm.

– Chủ sở hữu phải chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định của cơ quan nhà nước. Đây là trường hợp chuyển giao vì mục đích công cộng; vì cộng đồng, xã hội. Pháp luật sở hữu trí tuệ quy định như vậy là một điều rất dễ hiểu. Bởi trong bất kỳ ngành, lĩnh vực pháp luật nào thì các trường hợp vì lợi ích của quốc gia; vì lợi ích công cộng luôn được đặt lên hàng đầu.

– Quyền sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp.

Quyền sử dụng trước được hiểu là trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên của đơn đăng ký mà có người đã sử dụng; hoặc chuẩn bị các điều kiện cần để sử dụng thì người đó được tiếp tục sử dụng. Việc sử dụng này trong phạm vi, khối lượng đã sử dụng hoặc chuẩn bị sử dụng. Đồng thời, việc sử dụng này không phải xin phép hay trả tiền đền bù.

– Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.

Đây là một nghĩa vụ của chủ sở hữu sáng chế; kiểu dáng công nghiệp; thiết kế bố trí đối với tác giả. Đó là một quan hệ dân sự bình thường. Chủ sở hữu phải trả tiền thù lao cho người sáng tạo ra để đổi lấy việc mình là người có quyền. Vì vậy, việc cho đây là một trường hợp của giới hạn quyền sở hữu công nghiệp thì có phần chưa thuyết phục.

– Nghĩa vụ sử dụng sáng chế, nhãn hiệu.

Chủ sở hữu phải có nghĩa vụ sử dụng sáng chế trong trường hợp sử dụng vì lợi ích quốc gia; vì cộng đồng, xã hội. Đây là trường hợp chuyển giao bắt buộc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bởi lẽ, căn cứ áp dụng của trường hợp này về cơ bản là giống với căn cứ để cơ quan nhà nước ra quyết định chuyển giao bắt buộc.

Chủ sở hữu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu đó. Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng thì sẽ chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ, quyền sở hữu nhãn hiệu đó chấm dứt hiệu lực, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực.

– Nghĩa vụ cho phép sử dụng sáng chế cơ bản nhằm sử dụng sáng chế phụ thuộc.

Sáng chế phụ thuộc là sáng chế được tạo ra trên cơ sở một sáng chế cơ bản. Và chỉ có thể sử dụng được với điều kiện phải sử dụng sáng chế cơ bản. Trong trường hợp chứng minh được sáng chế phụ thuộc tạo ra một bước tiến quan trọng về kỹ thuật so với sáng chế cơ bản và có ý nghĩa kinh tế lớn, chủ sở hữu sáng chế phụ thuộc có quyền yêu cầu chủ sở hữu sáng chế cơ bản chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cơ bản với giá cả và điều kiện thương mại hợp lý.

Theo quy định trên, không phải chủ sở hữu sáng chế phụ thuộc nào cũng có quyền yêu cầu chủ sở hữu sáng chế cơ bản chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cơ bản, mà chỉ trong trường hợp sáng chế phụ thuộc tạo ra một bước tiến quan trọng về kỹ thuật so với sáng chế cơ bản và có ý nghĩa kinh tế lớn.

Trên đây là tư vấn của công ty luật Blue về giới hạn quyền sở hữu công nghiệp tại Thanh Hóa. Nếu bạn muốn tìm hiểu chuyên sâu về Luật Sở hữu trí tuệ hay còn thắc mắc về bất cứ vấn đề gì, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và sử dụng dịch vụ miễn phí nhé. Trân trọng!

Tin liên quan