Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp – Hợp đồng Li Xăng tại Sầm Sơn tỉnh Thanh Hóa

Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp – Hợp đồng Li Xăng tại Sầm Sơn tỉnh Thanh Hóa

Công ty luật Blue xin hướng dẫn quý khách các vấn đề pháp lý về Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp – Hợp đồng Li Xăng tại Sầm Sơn tỉnh Thanh Hóa như sau:

I. Quy định chung về hợp đồng Li Xăng

1. Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình.

2. Việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp).

Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;

b) Căn cứ chuyển giao quyền sử dụng;

c) Dạng hợp đồng;

d) Phạm vi chuyển giao, gồm giới hạn quyền sử dụng, giới hạn lãnh thổ;

đ) Thời hạn hợp đồng;

e) Giá chuyển giao quyền sử dụng;

g) Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền.

==> Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là một hình thức khai thác quyền sở hữu công nghiệp, qua đó chủ sở hữu công nghiệp thu về một khoản tiền ( gọi là phí chuyển quyền sử dụng) hoặc lợi ích vật chất khác mà không phải trực tiếp sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Hình thức này đặc biệt thích hợp đối với chủ sở hữu công nghiệp không hoạt động kinh doanh hoặc không có năng lực kinh doanh.

Ý nghĩa: góp phần phổ biến công nghệ, nâng cao hiệu quả đầu tư nghiên cứu – triển khai, hạn chế độc quyền và thúc đẩy việc tạo ra công nghệ mới. Có thể nói rằng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đem lại lợi ích cho cả chủ sở hữu công nghiệp, người được chuyển quyền sử dụng và toàn xã hội nói chung.

II. Hạn chế việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp

  1. Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, tên thương mại không được chuyển giao.
  2. Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó.
  3. Bên được chuyển quyền không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba, trừ trường hợp được bên chuyển quyền cho phép.
  4. Bên được chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có nghĩa vụ ghi chỉ dẫn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá về việc hàng hoá đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.
  5. Bên được chuyển quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng độc quyền có nghĩa vụ sử dụng sáng chế như chủ sở hữu sáng chế theo quy định tại khoản 1 Điều 136 của Luật Sở hữu trí tuệ

III. Phân loại hợp đồng Li xăng
Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp bao gồm các dạng sau đây:

Loại 1: Hợp đồng độc quyền

  • là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao, bên được chuyển quyền được độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.
  • bên chuyển quyền không được ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp với bất kỳ bên thứ ba nào và
  • bên chuyển quyền chỉ được sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó nếu được phép của bên được chuyển quyền.

Loại 2: Hợp đồng không độc quyền

là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao quyền sử dụng, bên chuyển quyền vẫn có quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, quyền ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp không độc quyền với người khác.

Loại 3: Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thứ cấp

là hợp đồng mà theo đó bên chuyển quyền là người được chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó theo một hợp đồng khác.

IV. Hiệu lực của hợp đồng Li xăng

  • Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 của Luật Sở hữu trí tuệ, hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp có hiệu lực theo thỏa thuận giữa các bên.
  • Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp vừa nêu trên, trừ hợp đồng sử dụng nhãn hiệu, phải đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp mới có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba.
  • Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp mặc nhiên bị chấm dứt hiệu lực nếu quyền sở hữu công nghiệp của bên giao bị chấm dứt.

Trên đây là bài viết của chúng tôi về Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp – Hợp đồng Li Xăng tại Sầm Sơn tỉnh Thanh Hóa. Quý khách hàng quan tâm đến việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Blue chúng tôi để được tư vấn và hướng dẫn trình tự, thủ tục chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp một cách cụ thể và đầy đủ với giá rẻ nhất trên thị trường. 

Blue – luôn đồng hành cùng bạn!

Tin liên quan