Quyền sở hữu công nghiệp tại Thanh Hóa
Quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, quyền sử dụng đối với tên gọi xuất xứ hàng hoá và quyền sở hữu đối với các đối tượng khác do pháp luật quy định. Phạm vi của quyền sở hữu công nghiệp gốm các đối tượng mà quyền đó bảo hộ. sau đây Luật Blue xin tổng hợp một số quy định về Sở hữu công nghiệp như sau:
Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp
Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp bao gồm chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp và tác giả của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp.
Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp
Chủ sở hữu sáng chế kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp tương ứng.
Chủ sở hữu nhãn hiệu là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hoặc có nhãn hiệu đã đăng ký quốc tế được cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc có nhãn hiệu nổi tiếng.
Chủ sở hữu tên thương mại là tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp tên thương mại đó trong hoạt động kinh doanh.
Chủ sở hữu bí mật kinh doanh là tổ chức, cá nhân có được bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó. Bí mật kinh doanh mà bên làm thuê, bên thực hiện nhiệm vụ được giao có được trong khi thực hiện công việc được thuê hoặc được giao thuộc quyền sở hữu của bên thuê hoặc bên giao việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý của Việt Nam là Nhà nước. Nhà nước trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho tổ chức, cá nhân tiến hành việc sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương tương ứng và đưa sản phẩm đó ra thị trường. Nhà nước trực tiếp thực hiện quyền quản lý chỉ dẫn địa lý hoặc trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý cho tổ chức đại diện quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.
Ngoài ra chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp còn là người được chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp thông qua hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp hoặc thông qua nhận di sản thừa kế.
Tác giả của đối tượng sở hữu công nghiệp
Các đối tượng sở hữu công nghiệp đều do con người tạo ra nhưng không phải tất cả các đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật thừa nhận là có tác giả. Chỉ những đối tượng hàm chứa tính sáng tạo nhất định được ghi nhận có tác giả, bao gồm: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.
Khoản 1 Điều 122 Luật SHTT quy định: “Tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là người trực tiếp sáng tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp; trong trường hợp có hai người trở lên cùng nhau trực tiếp sáng tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp thì họ là đồng tác giả”.
Quyền của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp
Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có các quyền sau đây:
– Sử dụng, cho phép người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp;
– Ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp;
– Định đoạt đối tượng sở hữu công nghiệp;
– Quyền tạm thời đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí: Trường hợp người nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp biết rằng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đang được người khác sử dụng nhằm mục đích thương mại và người đó không có quyền sử dụng trước thì người nộp đơn có quyền thông báo bằng văn bản cho người sử dụng về việc mình đã nộp đơn đăng ký, trong đó chỉ rõ ngày nộp đơn và ngày công bố đơn trên Công báo sở hữu công nghiệp để người đó chấm dứt việc sử dụng hoặc tiếp tục sử dụng.
Đối với thiết kế bố trí đã được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại trước ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nếu người có quyền đăng ký biết rằng thiết kế bố trí đó đang được người khác sử dụng nhằm mục đích thương mại thì người đó có quyền thông báo bằng văn bản về quyền đăng ký của mình đối với thiết kế bố trí đó cho người sử dụng để người đó chấm dứt việc sử dụng thiết kế bố trí hoặc tiếp tục sử dụng.
Trong trường hợp đã được thông báo mà người được thông báo vẫn tiếp tục sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thì khi Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn được cấp, chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí có quyền yêu cầu người đã sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí phải trả một khoản tiền đền bù tương đương với giá chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí đó trong phạm vi và thời hạn sử dụng tương ứng.
– Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp:
Khoản 4, Điều 40 Luật SHTT ghi nhận quyền chống cạnh tranh không lành mạnh là một bộ phận của quyền sở hữu công nghiệp. Điều 130 Luật SHTT đã quy định các loại hành vi cạnh tranh không lành mạnh bao gồm:
Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hoá, dịch vụ;
Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hoá, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ;
Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên, nếu người sử dụng là người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu và việc sử dụng đó không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý do chính đáng;
Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng.
Chỉ dẫn thương mại đề cập ở trên là các dấu hiệu, thông tin nhằm hướng dẫn thương mại hàng hoá, dịch vụ, bao gồm nhãn hiệu, tên thương mại, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì của hàng hoá, nhãn hàng hoá.
Hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại bao gồm các hành vi gắn chỉ dẫn thương mại đó lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện quảng cáo; bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu hàng hoá có gắn chỉ dẫn thương mại đó.
Trên đây là một số tổng hợp của chúng tôi về quyền sở hữu công nghiệp, nếu bạn có thắc mắc gì, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.
- Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong Sở hữu trí tuệ
- Hạn chế quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng
- Xâm phạm quyền của chủ bằng bảo hộ đối với giống cây trồng tại Thanh Hóa
- Thủ tục hủy bỏ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng
- Đình chỉ văn bằng bảo hộ giống cây trồng
- Các nguyên tắc của Sở hữu trí tuệ
- Quy định về giám định SHTT tại Thanh Hóa
- Hoạt động triển khai đầu tư nước ngoài tại Thanh Hóa
- Giới hạn quyền sở hữu công nghiệp tại Thanh Hóa
- Thủ tục đăng ký bố trí mạch tích hợp bán dẫn tại Thanh hóa
-
Điều khoản phân chia lợi nhuận trong hợp đồng ...
T4, 09 / 2019 -
Thủ tục chào bán cổ phần
T4, 09 / 2019 -
một số quy định của pháp luật về cổ phiếu...
T3, 09 / 2019 -
Một số quy định của pháp luật về cổ phiếu...
T3, 09 / 2019