Thủ tục đăng ký bản quyền phần mềm máy tính tại Thanh Hóa
Khi thời đại của công nghệ thông tin ngày càng phát triển, thì phần mềm máy tính chính là các sản phẩm mà các nhà IT muốn tạo ra. Phầm mềm có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của công nghệ thông tin, để khuyến khích nghành này phát triển, nhà nước ta dã tạo ra các cơ chế ngày càng nhiều để đảm bảo quyền lợi của chủ sở hữu phần mềm. phần mềm được nhà nước bảo hộ là sở hữu trí tuệ, việc đăng ký bảo hộ để được độc quyền với sản phầm của mình phải trải qua nhiều bước phức tạp, sau đây luật Blue xin cung cấp cho bạn một số thông tin như sau:
Khái niệm
Phần mềm máy tính hay còn được gọi tắt là phần mềm (software) là một tập hợp các câu lệnh hoặc chỉ thị được viết bằng 1 hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình theo một trận tự xác định nhằm tạo ra một nhiệm vụ hay chức năng năng hoặc một vấn đề cụ thể nào đó.
Phần mềm máy tính hoạt động bằng cách gửi trực tiếp các chỉ thị đến phần cứng hoặc bằng cách cung cấp dữ liệu để phục vụ các chương trình phần mềm khác thực hiện nhiệm vụ của mình.
Phần mềm có thể hiểu một cách trừu tượng là những thứ không thể cầm, nắm như phần cứng và phần mềm hoạt động phụ thuộc vào phần cứng.
Tại sao phải đăng ký bản quyền phần mềm máy tính?
Phần mềm máy tính là một trong những đối tượng được bảo hộ của quyền tác giả, việc đăng ký bản quyền phần mềm máy tính là không bắt buộc nhưng đây là thủ tục cần thiết để ghi nhận được quyền của chủ sở hữu tác phẩm (phần mềm) và để bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả/chủ sở hữu tác phẩm khi có tranh chấp hoặc có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm của bên thứ 3.
Khi có tranh chấp xảy ra, việc chứng minh ai là người sáng tạo ra tác phẩm (phần mềm) trước là rất khó. Do đó, việc đăng ký và được cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả sẽ là căn cứ pháp lý quan trọng để chứng minh chủ sở hữu đối với phần mềm. Ngoài ra, lý do đăng ký còn như sau:
- Quyền sở hữu sẽ phát sinh sau khi khách hàng tiến hành thủ tục hành chính đăng ký bản quyền và được cơ quan đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký;
- Được pháp luật bảo vệ khi có bên thứ 3 xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với phần mềm đã đăng ký;
- Được độc quyền sử dụng phần mềm trên toàn lãnh thổ Việt Nam;
- Được chuyển nhượng, cho phép bên khác sử dụng và thu phí sử dụng hàng năm;
Vì những lý do nêu trên, chúng tôi khuyến nghị khách hàng nên tiến hành đăng ký bản quyền phần mềm ngay sau khi hoàn thành sáng tạo ra phần mềm để bảo vệ trọn vẹn tài sản trí tuệ của mình.
Ai có quyền nộp đơn đăng ký bản quyền phần mềm
Tác giả, chủ sở hữu phần mềm là cá nhân/pháp nhân/tổ chức đều có quyền trực tiếp nộp đơn đăng ký bản quyền phần mềm máy tính hay đăng ký bản quyền website tới cơ quan chức năng để chứng minh quyền đối với phần mềm do mình sáng tạo ra.
Ngoài ra, tác giả hoặc chủ sở hữu có thể ủy quyền cho tổ chức đại diện quyền tác giả thay mặt mình nộp đơn đăng ký tới cơ quan đăng ký, theo dõi đơn cho đến khi nhận được kết quả cuối cùng về việc đăng ký.
Hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm máy tính bao gồm:
- Tờ khai đăng ký bản quyền tác phẩm phần mềm máy tính. Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu tác phẩm; tóm tắt nội dung tác phẩm thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.
- Hai đĩa CD chứa nội dung tác phẩm và 02 bản in phần mềm tác phẩm đăng ký, Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật có trách nhiệm lưu giữ một bản và giao lại một bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký sau khi cấp Giấy chứng nhận.
- Hợp đồng uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền;
- Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu tác phẩm thuộc sở hữu chung.
- Bản sao chứng minh thư của tác giả
- Quyết định giao việc (trong trường hợp tác giả là nhân viên Công ty) hoặc Hợp đồng thuê sáng tạo tác phẩm (trong trường hợp thuê sáng tạo tác phẩm)
- Bản sao Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh (trong trường hợp người nộp đơn là pháp nhân)
Các tài liệu quy định tại các điểm nêu trên phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận
Phần mềm máy tính là một trong những đối tượng bảo hộ bản quyền tác giả. Do đó, khách hàng sẽ nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả tại Cục bản quyền tác giả có trụ sở chính đặt tại thành phố Hà Nội và 02 văn phòng đại diện của Cục bản quyền tác giả tại thành phố Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.
Lưu ý: Việc đăng ký bản quyền phần mềm có thể được thực hiện thông qua tổ chức đại diện đại diện đăng ký bản quyền tác giả, nộp trực tiếp hoặc thông qua bưu điện.
Thời gian cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền phần mềm
Theo quy định của Luật Sở hữu tri tuệ thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền phần mềm là 15 ngày làm việc tính từ ngày hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
Lưu ý: Trường hợp khách hàng sử dụng dịch vụ đăng ký bản quyền phần mềm máy tính từ Công ty Luật Blue chúng tôi có thể rút ngắn thời gian đăng ký bản quyền phần mềm xuống còn 07 ngày làm việc.
Chi phí đăng ký bản quyền phần mềm máy tính
Chi phí nhà nước là 600.000 VND/01 phần mềm.
Trên đây là một số tổng hợp của chúng tôi về đăng ký phần mềm máy tính, nếu bạn có thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
- Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong Sở hữu trí tuệ
- Quyền sở hữu công nghiệp tại Thanh Hóa
- Hạn chế quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng
- Xâm phạm quyền của chủ bằng bảo hộ đối với giống cây trồng tại Thanh Hóa
- Thủ tục hủy bỏ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng
- Đình chỉ văn bằng bảo hộ giống cây trồng
- Các nguyên tắc của Sở hữu trí tuệ
- Quy định về giám định SHTT tại Thanh Hóa
- Hoạt động triển khai đầu tư nước ngoài tại Thanh Hóa
- Giới hạn quyền sở hữu công nghiệp tại Thanh Hóa
-
Điều khoản phân chia lợi nhuận trong hợp đồng ...
T4, 09 / 2019 -
Thủ tục chào bán cổ phần
T4, 09 / 2019 -
một số quy định của pháp luật về cổ phiếu...
T3, 09 / 2019 -
Một số quy định của pháp luật về cổ phiếu...
T3, 09 / 2019