Thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý tại Thanh Hóa
Chỉ dẫn địa lý được xem là một phương tiện để bảo hộ thương hiệu, nhận thấy được tầm quan trọng đó pháp luật Việt Nam đã quy định chặt chẽ về chỉ dẫn địa lý, Luật Blue xin cung cấp đến bạn một số thông tin về thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý như sau:
Khái niệm
Chỉ dẫn địa lý là thông tin về nguồn gốc của hàng hoá: từ ngữ; dấu hiệu; biểu tượng; hình ảnh để chỉ: một quốc gia, một vùng lãnh thổ, một địa phương mà hàng hoá được sản xuất ra từ đó.Chất lượng, uy tín, danh tiếng của hàng hoá là do nguồn gốc địa lý tạo nên.
Điều kiện được bảo hộ:
- Thể hiện dưới dạng một từ ngữ, dấu hiệu, biểu tượng hoặc hình ảnh, dùng để chỉ một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, địa phương thuộc một quốc gia;
- Thể hiện trên hàng hoá, bao bì hàng hoá hay giấy tờ giao dịch liên quan tới việc mua bán hàng hoá nhằm chỉ dẫn rằng hàng hoá nói trên có nguồn gốc tại quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương mà đặc trưng về chất lượng, uy tín, danh tiếng hoặc các đặc tính khác của loại hàng hoá này có được chủ yếu là do nguồn gốc địa lý tạo nên.
Nếu chỉ dẫn địa lý là tên gọi xuất xứ hàng hoá thì việc bảo hộ được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về tên gọi xuất xứ hàng hoá.
Các thông tin địa lý đã trở thành tên gọi thông thường của hàng hoá, đã mất khả năng chỉ dẫn nguồn gốc địa lý thì không được bảo hộ dưới danh nghĩa là chỉ dẫn địa lý.
Người có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý
Người có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý là mọi tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất hàng hoá mang chỉ dẫn đó tại lãnh thổ quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương tương ứng, với điều kiện hàng hoá do người đó sản xuất phải bảo đảm uy tín hoặc danh tiếng vốn có của loại hàng hoá đó.
Trình tự thực hiện:
- Tiếp nhận đơn: Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc qua đại diện sở hữu công nghiệp
- Thẩm định hình thức đơn: Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không.
- Ra thông báo chấp nhận/từ chối chấp nhận đơn:
- Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn;
- Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục sẽ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn.
- Công bố đơn: Đơn được coi là hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
- Thẩm định nội dung đơn: Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ.
- Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ:
- Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
- Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, và công bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ.
Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
- Nộp qua đại diện sở hữu công nghiệp
Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Tờ khai (theo mẫu);
- Bản mô tả tính chất/chất lượng/danh tiếng của sản phẩm (02 bản);
- Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý (02 bản);
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
Thời hạn giải quyết:
Thẩm định hình thức: 01 tháng từ ngày nhận đơn;
Công bố đơn: 02 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ;
Thẩm định nội dung đơn: 06 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Sở hữu trí tuệ.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
– Quyết định cấp/từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý.
– Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai đăng ký chỉ dẫn địa lý (Mẫu kèm theo).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thuộc về Nhà nước.
Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý.
- Điều kiện bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý:
- Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
- Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý quyết định.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
– Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
– Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP;
– Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;
– Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;
– Thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 04/02/2009 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.
Trên đây là một số thông tin mà chúng tôi cung cấp, nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí. Trân trọng!
- Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong Sở hữu trí tuệ
- Quyền sở hữu công nghiệp tại Thanh Hóa
- Hạn chế quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng
- Xâm phạm quyền của chủ bằng bảo hộ đối với giống cây trồng tại Thanh Hóa
- Thủ tục hủy bỏ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng
- Đình chỉ văn bằng bảo hộ giống cây trồng
- Các nguyên tắc của Sở hữu trí tuệ
- Quy định về giám định SHTT tại Thanh Hóa
- Hoạt động triển khai đầu tư nước ngoài tại Thanh Hóa
- Giới hạn quyền sở hữu công nghiệp tại Thanh Hóa
-
Điều khoản phân chia lợi nhuận trong hợp đồng ...
T4, 09 / 2019 -
Thủ tục chào bán cổ phần
T4, 09 / 2019 -
một số quy định của pháp luật về cổ phiếu...
T3, 09 / 2019 -
Một số quy định của pháp luật về cổ phiếu...
T3, 09 / 2019