Chuyển nhượng dự án đầu tư tại Thanh Hóa

Khi điều kiện của chủ đầu tư không còn phù hợp để tiếp tục thực hiện dự án đầu tư, chủ đầu tư có thể tiến hành chuyển nhượng dự án đầu tư theo các quy định của pháp luật và tiến hành thủ tục thay đổi nhà đầu tư của dự án đầu tư. Luật Blue cung cấp một số thông tin về chuyển nhượng dự án đầu tư như sau:

Cơ sở pháp lý:

  1. Luật đầu tư 2014
  2. Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều

Điều kiện chuyển nhượng dự án đầu tư

Khi chuyển nhượng dự án đầu tư, Doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau đây theo quy định của pháp luật, bao gồm:

  1. Không thuộc một trong các trường hợp bị chấm dứt hoạt động theo quy định tại khoản 1 điều 48 Luật đầu tư 2014.
  2. Nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng dự án thuộc ngành, nghề đầu tư có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài thì phải đáp ứng các điều kiện đầu tư đó.
  3. Tuân thủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về kinh doanh bất động sản trong trường hợp chuyển nhượng dự án gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
  4. Điều kiện quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc theo quy định khác của pháp luật có liên quan.

Trình tự thực hiện chuyển nhượng dự án

Bước 1: Doanh nghiệp nộp hồ sơ xin chuyển nhượng dự án nộp tại cơ quan đầu mối thẩm định cấp tỉnh nơi có dự án (đối với dự án khu đô thị mới và dự án nhà ở cơ quan đầu mối thẩm định cấp tỉnh là Sở Xây dựng, đối với dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp cơ quan đầu mối thẩm định do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định);

Bước 2: Cơ quan quản lý nhà nước đầu mối thẩm định cấp tỉnh có trách nhiệm thẩm định hồ sơ chuyển nhượng dự án trong thời gian 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ;

Bước 3: Sau khi hoàn thành việc thẩm định, cơ quan đầu mối thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định cho phép chuyển nhượng dự án theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Thủ tục bàn giao khi chuyển nhượng dự án giữa chủ đầu tư cũ và chủ đầu tư mới:

Bước 1: Chậm nhất 30 (ba mươi) ngày kể từ khi có quyết định cho phép chuyển nhượng của cơ quan có thẩm quyền, chủ đầu tư mới và chủ đầu tư cũ phải tiến hành ký kết hợp đồng chuyển nhượng dự án và hoàn thành việc bàn giao dự án. Chủ đầu tư mới có trách nhiệm tiếp tục triển khai dự án ngay sau khi nhận bàn giao;Chủ đầu tư cũ bàn giao cho chủ đầu tư mới toàn bộ hồ sơ dự án, có biên bản bàn giao kèm theo danh mục hồ sơ. Việc bàn giao mốc giới đất đai của dự án trên thực địa thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

Bước 2: Trước khi làm thủ tục bàn giao chủ đầu tư cũ phải thông báo bằng văn bản cho tất cả khách hàng (nếu có) và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng trước 15 ngày (ít nhất 03 số liên tiếp của một tờ báo phát hành tại địa phương, một đài truyền hình địa phương hoặc trung ương và trang web (nếu có) của cơ quan đầu mối thẩm định cấp tỉnh nơi có dự án) về việc chuyển nhượng dự án và quyền lợi của khách hàng.

Hồ sơ chuyển nhượng dự án

  1. Đơn xin chuyển nhượng dự án của chủ đầu tư cũ;
  2. Văn bản cho phép đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hồ sơ dự án đã được phê duyệt; quyết định phê duyệt dự án; hợp đồng thuê đất hoặc quyết định giao đất hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hồ sơ của chủ đầu tư mới;
  3. Báo cáo quá trình thực hiện dự án đến thời điểm chuyển nhượng;
  4. Hồ sơ của chủ đầu tư mới bao gồm:
  5. Đăng ký kinh doanh có chức năng kinh doanh bất động sản;

Cam kết của chủ đầu tư mới khi được nhận chuyển nhượng dự án, trong đó có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước và khách hàng mà chủ đầu tư cũ đã cam kết;

Văn bản xác định năng lực tài chính của chủ đầu tư mới;

Chuyển nhượng dự án gắn liền với việc chuyển nhượng, mua bán doanh nghiệp, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng cổ phần. Khi thực hiện chuyển nhượng dự án, bạn nên tìm hiểu rõ các quy định của pháp luật để tránh các sai sót không cần có, mọi thắc mắc về chuyển nhượng dự án, bạn vui lòng liên hệ với Công ty Luật Blue để được tư vấn miễn phí. Trân trọng!

 

 

Tin liên quan