Đầu tư ra nước ngoài tại Thanh Hóa
Việc xác định đúng nguồn vốn đầu tư của nhà đầu tư xuất phát từ nguồn vốn nhà nước hay nguồn vốn tư nhân có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình thực hiện thủ tục đầu tư. Nhà đầu tư thực hiện dự án bằng toàn bộ hoặc một phần nguồn vốn nhà nước sẽ phải tuân thủ trình tự, thủ tục chặt chẽ hơn nhiều đối với các dự án có vốn đầu tư xuất phát từ nguồn vốn tư nhân. Chính vì vậy, các nhà đầu tư cần nghiên cứu kĩ các quy định của pháp luật để tiến hành chuẩn bị hồ sơ và thực hiện thủ tục được nhanh chóng, thuận lợi hơn. Luật Blue cung cấp cho bạn một số thông tin về đầu tư ra nước ngoài như sau:
Khái niệm:
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong khuôn khổ quy định và luật pháp Việt Nam hiện hành là việc nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư, thành lập tổ chức kinh tế ở nước ngoài và trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó ở nước ngoài.
Cơ sở pháp lý:
- Luật Đầu tư
- Luật Quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp
- Các quy định của pháp luật có liên quan
Các dự án đầu tư ra nước ngoài
Căn cứ vào số vốn góp, các dự án đầu tư được phân vào 04 diện sau:
- Dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương, có vốn đầu tư ra nước ngoài dưới 20 tỷ đồng.
- Dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương, có vốn đầu tư ra nước ngoài trên 20 tỷ đồng.
- Dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương của Thủ tướng chính phủ:
- Dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương của Quốc Hội:
Hình thức đầu tư ra nước ngoài
Nhà đầu tư có thể lựa chọn một trong các hình thức sau để tiến hành hoạt động đầu tư ra nước ngoài:
- Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
- Thực hiện hợp đồng BCC ở nước ngoài;
- Mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý và thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước ngoài;
- Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài;
- Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
Các hình thức mà nhà đầu tư lựa chọn phải đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, tránh trường hợp thực hiện không đúng các quy định của pháp luật từ đó gây phức tạp về thủ tục thực hiện
Hồ sơ xin giấy phép đầu tư ra nước ngoài
- Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
- Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
- Đề xuất dự án đầu tư;
- Bản sao một trong các tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư;
- Cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư;
- Quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 57 của Luật Đầu tư 2104
- Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán, Luật khoa học và công nghệ, Luật kinh doanh bảo hiểm.
Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Nhà đầu tư nộp hồ sơ dự án đầu tư cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan.
Thời gian thụ lý hồ sơ
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về những nội dung thuộc thẩm quyền quản lý.
Đối với dự án cần Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ.
Đối với dự án cần Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư: Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước trong 05 ngày làm việc. Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định trong 90 ngày và Chính phủ gửi Hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội trước khai mạc kỳ họp Quốc hội 60 ngày.
Trên đây là những quy định của pháp luật Việt Nam về thủ tục đầu tư ra nước ngoài. Ngoài những quy định của pháp luật Việt Nam, nhà đầu tư cần nghiên cứu kĩ pháp luật của nước tiếp nhận hồ sơ để thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài được nhanh chóng và thuận lợi. Nếu bạn có thắc mắc gì về thủ tục đầu tư ra nước ngoài, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!
- Quy định của pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Thanh Hóa
- Các chính sách về bảo đảm đầu tư tại Thanh Hóa
- Thủ tục chấm dứt giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài tại Thanh Hóa.
- Hỗ trợ đầu tư nước ngoài tại Thanh Hóa
- Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài tại Thanh Hóa
- Thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài tại Thanh Hóa
- Các loại thuế ưu đãi đầu tư đối với các dự án đầu tư nước ngoài tại Thanh Hóa
- Mách bạn cách để thành lập thành công công ty thương mại 100% vốn nước ngoài tại Thanh Hóa
- Những vấn đề cần lưu ý khi thành lập công ty thương mại 100% vốn nước ngoài tại Thanh Hóa
- Ưu đãi đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Thanh Hóa
-
Điều khoản phân chia lợi nhuận trong hợp đồng ...
T4, 09 / 2019 -
Thủ tục chào bán cổ phần
T4, 09 / 2019 -
một số quy định của pháp luật về cổ phiếu...
T3, 09 / 2019 -
Một số quy định của pháp luật về cổ phiếu...
T3, 09 / 2019