Thành lập Công ty Liên doanh tại Thành phố Thanh Hóa

Ngày nay, khi đầu tư nước ngoài đang là xu thế, các nhà đầu tư lớn đang tìm cách tiếp cận với nhiều thị trường mới để tìm kiếm cơ hội đầu tư. Có nhiều cách để nhà đầu tư có thể rót vốn của mình vào thị trường nước ngoài, trong đó có một cách hiệu quả chính là thành lập Công ty Liên doanh. Luật Blue tổng hợp được một số thông tin về thành lập công ty liên doanh như sau:

Khái niệm công ty liên doanh

Thành lập công ty liên doanh chính là doanh nghiệp liên doanh do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ nước ngoài và Chính phủ nước CHXHCNVN hoặc là doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp VN hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh;

Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào vốn pháp định của doanh nghiệp. Doanh nghiệp liên doanh có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư.

Điều kiện thành lập công ty liên doanh

Theo quy định muốn thành lập công ty liên doanh, các nhà đầu tư cần đáp ứng được các điều kiện sau đây:

Các doanh nghiệp nước ngoài không vi phạm pháp luật nước Việt nam và nước ngoài, không bị cấm thành lập và đảm nhận doanh nghiệp do pháp luật Việt nam quy định.

  1. Về chủ thể của nhà đầu tư;
  • Cá nhận: Phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, và không ở trong thời gian chấp hành hình phạt tù cũng như không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 13 Luật doanh nghiệp năm 2014;
  • Pháp nhân: thành lập hợp pháp, vẫn đang tồn tại tại thời điểm thực hiện đầu tư;
  • Đảm bảo phù hợp với pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc tế Việt Nam tham gia ký kết hoặc công nhận;
  1. Về tài chính :
  • Năng lực tài chính của chỉ đầu tư phải tương ứng với số vốn cam kết đầu tư vào dự án;
  • Ngân hàng giữ số tiền gửi sử dụng cho mục đích đầu tư của nhà đầu tư phải là ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam;
  1. Các điều kiện về thành lập công ty khác theo quy định của pháp luật Việt Nam;

Hồ sơ thành lập công ty liên doanh

Để thành lập công ty liên doanh nhà đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ,các tài liệu sau:

  • Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư theo mẫu thống nhất do cơ quan có thẩm quyền quy định;
  • Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
  • Báo cáo tài chính nhà đầu tư trong 02 năm gần nhất (Nếu có);
  • Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định;
  • Chứng chỉ hành nghề của thành viên và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề;
  • Dự thảo điều lệ công ty;
  • Giải trình kinh tế – kỹ thuật với các nội dung về mục tiêu, địa điểm đầu tư, nhu cầu sử dụng đất, quy mô đầu tư, vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án, giải pháp công nghệ, giải pháp về môi trường;

Trình tự thực hiện

Theo quy định về thành lập công ty liên doanh với nước ngoài nhà đầu tư phải thực hiện đầy đủ các bước sau đây:

  • Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu;
  • Xin cấp giấy chứng nhận đầu tư công ty liên doanh;
  • Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại BPMC (bộ phận một cửa) của SKH&ĐT/BQLKCN(sở kế hoạch và đầu tư/ Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương), hoặc nộp hồ sơ tại phòng văn thư hoặc phòng ban khác theo quy định cụ thể của từng địa phương nếu một số cơ quan chưa có BPMC;
  • Sở kế hoạch và đầu tư/ Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương: thụ lý hồ sơ, ra Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ hoặc trình Ủy ban nhân dân thành phố/Giám đốc ban quản lý khu công nghiệp phê duyệt.
  • Nhà đầu tư nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại Bộ Phận Một Cửa. Nếu hồ sơ không hợp lệ, kết quả là thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Sau khi sửa đổi hồ sơ xong, nhà đầu tư nộp lại hồ sơ tại Bộ Phận Một Cửa và thực hiện theo trình tự như lần nộp đầu tiên;

Trên đây là một số quy định của pháp luật về thành lập Công ty Liên doanh, nếu bạn có bất lỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Tin liên quan