thực hiện thủ tục sau khi cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Thanh Hóa

Thành lập doanh nghiệp được xem như là một thủ tục pháp lý nhằm khai sinh Doanh nghiệp, sau khi được thành lập, Doanh nghiệp được chính thức công nhận và hoạt động kinh doanh trong phạm vi đã đăng ký doanh nghiệp. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được xem như là bước đầu để Doanh nghiệp được thành lập, ngay sau đó Doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục pháp lý khác để hoàn thành hồ sơ đăng ký Doanh nghiệp. Luật Blue tự hào là đơn vị hoạt động lâu năm trong lĩnh vực tư vấn thủ tục trước và sau khi thành lập Doanh nghiệp, chúng tôi cam kết luôn mang đến cho bạn sự hài lòng tuyệt đối về chất lượng dịch vụ, thái độ phục vụ và các ưu đãi đầu tư khác. Chúng tôi cung cấp cho bạn một số thông tin về các thủ tục phải thực hiện sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Thanh Hóa.

Đối với công ty TNHH:

Hồ sơ bao gồm:

  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  2. Điều lệ công ty.
  3. Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên).
  4. Bản sao các giấy tờ sau đây: Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;
  5. Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức
  6. Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  7. Quyết định góp vốn và bổ nhiệm người quản lý; Danh sách người đại diện theo ủy quyền (đối với thành viên là tổ chức);
  8. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư đã được cấp.

Đối với công ty Cổ phần:

Hồ sơ gồm

  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  2. Điều lệ công ty.
  3. Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (danh sách người đại diện theo ủy quyền nếu có cổ đông là tổ chức)
  4. Bản sao các giấy tờ sau đây: Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;
  5. Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức
  6. Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  7. Quyết định góp vốn và bổ nhiệm người quản lý; Danh sách người đại diện theo ủy quyền (đối với thành viên là tổ chức);
  8. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư đã được cấp.

Khắc dấu và thông báo mẫu dấu

  1. Công ty thực hiện khắc dấu và thông báo sử dụng mẫu dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh.
  2. Công ty có quyền quyết định mẫu dấu và số lượng con dấu.
  3. Theo quy định của pháp luật hiện nay, số lượng con dấu, màu dấu do Doanh nghiệp quyết định. Nhà nước không hạn chế điều này, tuy nhiên trên con dấu có 03 thông tin bắt buộc phải có, bao gồm: Tên Doanh nghiệp, Mã số thuế, Địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp

Cơ quan tiếp nhận: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Thời gian xử lý: khoảng 5-8 ngày làm việc

  1. Các dịch vụ mà Luật Blue cung cấp về thủ tục sau khi cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
  2. Soạn hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp
  3. Khắc dấu và thông báo mẫu dấu
  4. Câp nhật hồ sơ Doanh nghiệp tại cổng thông tin điện tử quốc gia
  5. Cung cấp dịch vụ kế toán giá rẻ, chuyên nghiệp
  6. Tư vấn các thủ tục về thuế
  7. Mua hóa đơn
  8. Mở tài khoản ngân hàng

 

Tin liên quan