Hợp nhất Doanh nghiệp tại Thanh Hóa
Hợp nhất doanh nghiệp là một trong những cách thức tổ chức lại doanh nghiệp được quy định trong Luật doanh nghiệp năm 2014. Vậy hợp nhất doanh nghiệp là gì ? Khi nào thì nên tiến hành hợp nhất doanh nghiệp ? Hồ sơ và trình tự thực hiện ra sao, Luật Blue xin gửi đến bạn một số thông tin như sau:
Khái niệm:
Theo quy định tại Điều 194 Luật doanh nghiệp 2014 thì Hợp nhất doanh nghiệp được hiểu như sau: “Hai hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất”.
Như vậy có thể hiểu một cách đơn giản là hai hoặc một số công ty có thể hợp nhất với nhau bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty bị hợp nhất để tạo thành một công ty mới (gọi là công ty hợp nhất), đồng thời sẽ chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị hợp nhất.
Vậy khi nào thì các doanh nghiệp nên tiến hành hợp nhất ?
Hợp nhất doanh nghiệp có thể nói là một hình thức tập hợp sức mạnh nhanh nhất và ngắn nhất. Khi hai hay một số công ty hợp nhất thì sẽ tạo nên công ty mới lớn mạnh về nhiều mặt như tài chính, nhân sự hay cả thị phần… Việc hợp nhất doanh nghiệp giữa các công ty cùng lĩnh vực sẽ tạo ra sức mạnh, sức cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên việc hợp nhất cũng đồng nghĩa với việc công ty cũng cần tổ chức lại bộ máy quản lý, nhân sự khi mô hình công ty lớn hơn. Ngoài ra việc hợp nhất sẽ là gánh nặng của doanh nghiệp nếu các doanh nghiệp bị hợp nhất đang có các khoản nợ hay các nghĩa vụ tài chính chưa được giải quyết. Đây cũng là một trong những thách thức đối với các doanh nghiệp khi xem xét để đưa ra quyết định có nên hợp nhất lại với nhau hay không, việc hợp nhất đôi khi lại thành “ ôm rơm nặng bụng”. Chính vì vậy khi đi đến quyết định hợp nhất, các doanh nghiệp cần lưu ý yêu cầu các công ty bị hợp nhất cung cấp các thông tin sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các chi nhánh, địa điểm kinh doanh và các giấy phép của công ty hiện có.
- Báo cáo tài chính qua các năm (tốt nhất nên có kiểm toán), tình hình tài chính thu, chi của doanh nghiệp.
- Thông tin về bộ máy nhân sự, quản lý, đội ngũ cán bộ, nhân viên của công ty,…
- Các báo cáo, số liệu về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty bị hợp nhất qua các năm và ở giai đoạn 6 tháng gần nhất,…
- Thông tin về thị thường và khách hàng hiện có trước khi hợp nhất,…
- Bảng kê cơ sở vật chất, tài sản cố định hiện có của công ty,…
- Việc xây dựng hình ảnh, phát triển thương hiệu của các công ty,….
Các trường hợp hợp nhất Doanh nghiệp
Công ty hợp nhất là công ty TNHH 1thành viên.
Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Hợp đồng hợp nhất công ty;
- Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng hợp nhất của các công ty bị hợp nhất;
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của các công ty bị hợp nhất;
- Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cho công ty hợp nhất.
- Giấy đề nghị đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- Danh sách người đại diện theo ủy quyền
Trình tự thực hiện:
- Hai hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.
- Các công ty bị hợp nhất chuẩn bị hợp đồng hợp nhất.
- Các thành viên, chủ sở hữu công ty, các cổ đông của các công ty bị hợp nhất thông qua hợp đồng hợp nhất, Điều lệ công ty hợp nhất, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty hợp nhất và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty hợp nhất. Hợp đồng hợp nhất phải được gửi đến các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua.
- Sau khi đăng ký doanh nghiệp, các công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại; công ty hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Lệ phí:
- 000 đồng/lần đối với hồ sơ nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh (Nộp tại thời điểm nộp hồ sơ).
- Miễn lệ phí đối với hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử
Công ty hợp nhất là công ty TNHH 2TV trở lên
Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Hợp đồng hợp nhất;
- Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng hợp nhất của các công ty bị hợp nhất;
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của các công ty bị hợp nhất;
- Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên đối với công ty hợp nhất.
- Giấy đề nghị đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
- Danh sách thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên
Trình tự thực hiện:
Hai hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.
Các công ty bị hợp nhất chuẩn bị hợp đồng hợp nhất.
Các thành viên, chủ sở hữu công ty, các cổ đông của các công ty bị hợp nhất thông qua hợp đồng hợp nhất, Điều lệ công ty hợp nhất, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty hợp nhất và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty hợp nhất theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Hợp đồng hợp nhất phải được gửi đến các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua
Sau khi đăng ký doanh nghiệp, các công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại; công ty hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Lệ phí:
- 000 đồng/lần đối với hồ sơ nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh (Nộp tại thời điểm nộp hồ sơ).
- Miễn lệ phí đối với hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử
Công ty hợp nhất là CTCP
Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Hợp đồng hợp nhất;
- Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng hợp nhất của các công ty bị hợp nhất;
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của các công ty bị hợp nhất.
- Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty cổ phần đối với công ty hợp nhất.
- Giấy đề nghị đăng ký công ty cổ phần
- Danh sách cổ đông sáng lập
- Danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài
Trình tự thực hiện:
Các công ty bị hợp nhất chuẩn bị hợp đồng hợp nhất.
Các thành viên, chủ sở hữu công ty, các cổ đông của các công ty bị hợp nhất thông qua hợp đồng hợp nhất, Điều lệ công ty hợp nhất, bầu hoặc bổ nhiệm Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty hợp nhất và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty hợp nhất theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Hợp đồng hợp nhất phải được gửi đến các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua.
Sau khi đăng ký doanh nghiệp, các công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại; công ty hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Lệ phí:
- 000 đồng/lần đối với hồ sơ nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh (Nộp tại thời điểm nộp hồ sơ).
- Miễn lệ phí đối với hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử
Trên đây là một số thông tin mà chúng tôi cung cấp, nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí. Trân trọng!
- Thủ tục tạm ngừng hoạt động và hoạt động trở lại của Địa điểm kinh doanh tại Thanh Hóa.
- Lưu ý khi thay đổi đăng ký kinh doanh
- Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- giải thể doanh nghiệp tại Thanh Hóa
- Quy định về thay đổi tên công ty mới nhất tại Thanh Hóa
- Những lưu ý sau khi thay đổi tên doanh nghiệp tại Thanh Hóa
- Thủ tục và các bước chuyển nhượng doanh nghiệp tại Thanh Hóa
- Trình tự thủ tục và hậu quả pháp lý khi bán Doanh nghiệp tư nhân tại Thanh Hóa
- Thủ tục thay đổi địa chỉ văn phòng đại diện tại Thanh Hóa
- Thủ tục đăng ký mã vạch tại Thanh Hóa
-
Điều khoản phân chia lợi nhuận trong hợp đồng ...
T4, 09 / 2019 -
Thủ tục chào bán cổ phần
T4, 09 / 2019 -
một số quy định của pháp luật về cổ phiếu...
T3, 09 / 2019 -
Một số quy định của pháp luật về cổ phiếu...
T3, 09 / 2019