Những lưu ý sau khi thay đổi tên doanh nghiệp tại Thanh Hóa
Tên Doanh có vai trò vo cùng quan trọng trong việc xây dựng uy tín và thương hiệu của công ty, để tạo điều kiện thuận lợi cho Doanh nghiệp trong việc đặt tên công ty, pháp luật cho phép Doanh nghiệp được thay đổi tên sau khi có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Việc thay đổi tên phải tuân theo các quy định của pháp luật, sau đây chúng tôi xin cung cấp một số lưu ý sau khi bạn thay đổi tên Doanh nghiệp như sau:
Thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp
Doanh nghiệp có thể thay đổi tên doanh nghiệp khi có nhu cầu. Khi muốn thay đổi tên, doanh nghiệp phải gửi thông báo đến phòng đăng ký kinh doanh nơi đã cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Nội dung thông báo bao gồm:
- Tên hiện tại, mã số doanh nghiêp, mã số thuế hoặc Giaays chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp, mã số thuế);
- Tên dự kiến thay đổi;
- Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
- Kèm theo thông báo phải có Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp về việc thay đổi tên doanh nghiệp.
Lưu ý tên dự kiến của doanh nghiệp cũng phải tuân theo quy định về tên doanh nghiệp theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2014.
Thời hạn đăng ký thay đổi: 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.
Lưu ý sau khi thay đổi tên doanh nghiệp
Thứ nhất: Sau khi thay đổi tên doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thay đổi con dấu pháp nhân của doanh nghiệp.
Do nội dung con dấu của doanh nghiệp phải thể hiện hai thông tin:
Tên doanh nghiệp;
Mã số doanh nghiệp.
Do đó, khi thay đổi tên doanh nghiệp thì con dấu pháp nhân của doanh nghiệp cũng phải thay đổi. Kể từ ngày 01/07/2015, khi doanh nghiệp có nhu cầu khắc con dấu pháp nhân mới với tên công ty mới thì doanh nghiệp có quyền lựa chọn số lượng, hình thức con dấu và thậm chí được giữ lại con dấu cũ với tên công ty cũ. Trường hợp doanh nghiệp lứ chọn sử dụng nhiều hơn một con dấu thì các con dấu của doanh nghiệp cần phải được khắc với nội dung và hình thức đồng nhất.
Hiện nay, doanh nghiệp khắc dấu có trách nhiệm công bố mẫu dấu của doanh nghiệp (không phải đăng ký mẫu dấu). Sau đó Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy xác nhận công bố mẫu dấu của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp lưu ý giữ lại Giáy công bố mẫu dấu để xuất trình khi thưc hiện thủ tục tại ngân hàng hoặc các đơn vị khác.
Thứ hai: in ấn lại hóa đơn VAT.
Đối với các doanh nghiệp phải có hóa đơn VAT thì sau khi thay đổi tên doanh nghiệp cũng cần phải thay đổi hóa đơn VAT vì trong hóa đơn bắt buộc phải có tên của doanh nghiệp.
Thứ ba: thông báo việc thay đổi với cơ quan có liên quan
Các cơ quan có liên quan bao gồm: Thuế, Ngân hàng, bảo hiểm, đối tác, bạn hàng và các cơ quan quản lý chuyên ngành…
Thứ tư: sau khi thay đổi tên doanh nghiệp, các tài sản đăng ký sở hữu bởi công ty cũng phải thay dổi theo tên mới.
Trên đây là một số lưu ý sau khi thay đổi tên Doanh nghiệp mà Luật Blue tổng hợp được từ thực tế làm việc, khi bạn có nhu cầu thay đổi tên Doanh nghiệp hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí. Rất hân hạnh được phục vụ quý vị!
- Thủ tục tạm ngừng hoạt động và hoạt động trở lại của Địa điểm kinh doanh tại Thanh Hóa.
- Lưu ý khi thay đổi đăng ký kinh doanh
- Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- giải thể doanh nghiệp tại Thanh Hóa
- Quy định về thay đổi tên công ty mới nhất tại Thanh Hóa
- Thủ tục và các bước chuyển nhượng doanh nghiệp tại Thanh Hóa
- Trình tự thủ tục và hậu quả pháp lý khi bán Doanh nghiệp tư nhân tại Thanh Hóa
- Thủ tục thay đổi địa chỉ văn phòng đại diện tại Thanh Hóa
- Thủ tục đăng ký mã vạch tại Thanh Hóa
- Thủ tục thay đổi tên công ty TNHH tại Thanh Hóa
-
Điều khoản phân chia lợi nhuận trong hợp đồng ...
T4, 09 / 2019 -
Thủ tục chào bán cổ phần
T4, 09 / 2019 -
một số quy định của pháp luật về cổ phiếu...
T3, 09 / 2019 -
Một số quy định của pháp luật về cổ phiếu...
T3, 09 / 2019