Quy định về thay đổi tên công ty mới nhất tại Thanh Hóa

Tên công ty là một trong những yếu tố quan trọng của công ty. Chủ sở hữu luôn muốn đặt tên công ty dễ nhớ, dễ đọc nhất, tạo nên thương hiệu của công ty cũng như phù hợp ngành nghề kinh doanh, tầm nhìn và chiến lược kinh doanh của công ty. Trong quá trình hoạt động, do có những sự thay đổi, rất nhiều công ty tiến hành đổi tên công ty. Luật Blue tổng hợp một số quy định mới của pháp luật về thay đổi tên Công ty như sau:

Quy định về việc đặt tên công ty

Quy định về thay đổi tên công ty bao gồm cả quy định về việc đặt tên công ty. Vậy quy định này như thế nào?

Tên tiếng Việt của công ty bao gồm 2 thành phần: Loại hình công ty và phần tên riêng.

Loại hình công ty:

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, tên công ty phải bắt đầu bằng “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH”;

Đối với công ty cổ phần: tên công ty có chứa cụm từ “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP”;

Đối với công ty hợp danh: đối với công ty hợp danh tên công ty có cụm từ “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD”; đối với doanh nghiệp tư nhân được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN”;

Tên riêng:

Tên riêng của công ty được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Ngoài ra, Quy định về thay đổi tên công ty đó là tên công ty phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của công ty. Tên công ty phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu, các ấn phẩm do công ty phát hành

Khi thực hiện thủ tục thay đổi tên công ty, công ty cần tiến hành tra cứu tên trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia để tên công ty được chọn không bị trùng tên, với những công ty đã đăng ký trước đó.

Hồ sơ thay đổi tên công ty

Theo Quy định về thay đổi tên công ty, hồ sơ đổi tên công ty gồm:

  1. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh với nội dung thay đổi:
  2. Thay đổi tên viết tắt của công ty;
  3. Thay đổi tên bằng tiếng Việt của công ty theo mẫu;
  4. Thay đổi tên bằng tiếng Anh của công ty theo mẫu quy định;
  5. Biên bản về việc đổi tên công ty: Đối với công ty cổ phần, phải có Biên bản của đại hội đồng cổ đông; đối với công ty TNHH 2thành viên, phải có Biên bản của hội đồng thành viên;
  6. Quyết định về việc đổi tên công ty: với công ty cổ phần, phải có quyết định của đại hội đồng cổ đông; với công ty TNHH 2 thành viên, phải có quyết định của hội đồng thành viên;
  7. Bản sao và bản gốc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế.
  8. Giấy ủy quyền cho đơn vị làm dịch vụ đổi tên công ty – nếu có

Thủ tục sau thay đổi tên công ty

Theo Quy định về thay đổi tên công ty, công ty cần thực hiện các thủ tục sau khi đã tiến hành đổi tên. Tên công ty là một trong những thông tin được thể hiện trên con dấu công ty, nên công ty sẽ phải tiến hành các thủ tục sau thay đổi sau:

  1. Khắc con dấu công ty mới;
  2. Thông báo mẫu dấu mới cho công ty;
  3. Thay đổi thông tin đăng ký thuế;

Trên đây là tư vấn của Luật Blue về Quy định về thay đổi tên công ty. Nếu bạn còn thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí, rất hân hạnh được phục vụ!

Tin liên quan