Sự khác nhau giữa Văn phòng đại diện với Địa điểm kinh doanh và chi nhánh tại Thanh Hóa
Với xu hướng của thế giới mở, việc mở rộng thị trường để vươn mình ra của các Doanh nghiệp đang là một điều phổ biến, đặc biệt là các Doanh nghiệp vừa và lớn. Các Doanh nghiệp có thể lựa chọn phương thức mở rộng thị trường, bao gồm mở Văn phòng đại diện, Địa điểm kinh doanh, chi nhánh. Nếu bạn đang băn khoăn, hãy để luật BLue giúp bạn thông qua các thông tin dưới đây:
So sánh chi nhánh, văn phòng đại diện?
Giống nhau:
Là đơn vị phụ thuộc của một doanh nghiệp nào đó.
Không có tư cách pháp nhân
Hoạt động nhân danh chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc người đứng đầu tổ chức
Số lượng chi nhánh, văn phòng đại diện được thành lập không hạn chế.
Khác nhau:
Chi nhánh
Tổ chức và hoạt động trong phạm vi quốc gia sở tại (tỉnh/huyện/thị xã)
Được phép thực hiện nghiệp vụ, công việc như doanh nghiệp mẹ
Có thể thuê mướn lao động, có thể thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động sinh lợi nhuận trực tiếp.
Văn phòng đại diện
Có thể hoạt động ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia
Không được thực hiện nghiệp vụ, công việc như doanh nghiệp mẹ
Có thể thuê mướn lao động nhưng không được thực hiện hoạt động sinh lợi nhuận trực tiếp
Nên lựa chọn thành lập chi nhánh công ty hay văn phòng đại diện?
Chi nhánh hay văn phòng đại diện đều có điểm lợi và hại riêng, tùy theo nhu cầu của doanh nghiệp mà bạn cần có sự lựa chọn sao cho phù hợp. Trường hợp bạn cần mở rộng hoạt động kinh doanh tại nước ngoài thì bạn nên chọn thành lập văn phòng đại diện còn nếu hoạt động kinh doanh tại Việt Nam thì chọn thành lập chi nhánh.
Một số câu hỏi thường gặp
- Chi nhánh, văn phòng đại diện có tư cách pháp nhân không?
Điều 92.4 Bộ luật dân sự quy định rõ:
“Văn phòng đại diện, chi nhánh không phải là pháp nhân. Người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh thực hiện nhiệm vụ theo uỷ quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được uỷ quyền.”
- Văn phòng đại diện có mã số thuế hay không?
Văn phòng đại diện có mã số thuế và vẫn phải đóng thuế môn bài và thuế thu nhập cá nhân
- Chi nhánh, văn phòng đại diện công ty có được vay vốn ngân hàng?
Chi nhánh, văn phòng đại diện công ty được phép vay vốn ngân hàng trong trường hợp đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ủy quyền cho trưởng chi nhánh, văn phòng đại diện (giấy ủy quyền phải ghi rõ thời hạn, khoản vay, ngân hàng vay…)
- Phân biệt văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh
- Hoạt động kinh doanh
Có thể thấy được văn phòng đại diện không trực tiếp kinh doanh. Văn phòng đại diện chỉ có chức năng đại diện cho quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp theo ủy quyền và bảo vệ các quyền, lợi ích đó; là văn phòng liên lạc; thực hiện hoạt động nghiên cứu, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với thị trường và đối tác mới; văn phòng có thể tiến hành rà soát thị trường, phát hiện hành vị xâm phạm sở hữu trí tuệ của của công ty, hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp đối thủ.
Bên cạnh đó, khác với văn phòng đại diện thì địa điểm kinh doanh theo như quy định trên lại thực hiện hoạt động kinh doanh là chính.
- Sử dụng con dấu
Văn phòng đại diện được phép đăng ký và sử dụng con dấu cho hoạt động của văn phòng đại diện. Tuy nhiên, không được phép sử dụng con dấu này để đóng lên hợp đồng mua bán, bởi văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh.
Địa điểm kinh doanh không được đăng ký và sử dụng con dấu
- Thủ tục thành lập
Đối với việc thành lập văn phòng đại diện, doanh nghiệp cần phải đăng ký đối với hoạt động của văn phòng đại diện của mình, hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp thực hiện. Ngoài ra, khi đăng ký hoạt động văn phòng đại diện, doanh nghiệp phải gửi Thông báo lập văn phòng đại diện đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt văn phòng đại diện (khoản 1 Điều 33 Nghị định 78/2015/NĐ-CP). Như vậy có thể thấy, pháp luật không quy định hạn chế đối với địa điểm thành lập văn phòng đại diện. Việc thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài được quy định tại khoản 5 Điều 33 Nghị định 78/2015/NĐ-CP.
Khác với văn phòng đại diện, việc thành lập địa điểm kinh doanh theo quy định tại khoản 2, Điều 33, Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì “Đối với việc lập địa điểm kinh doanh: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh.”. Như vậy, khi doanh nghiệp tiến hành mở thêm địa điểm kinh doanh thì chỉ cần gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung thông báo được quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định 78/2015/NĐ-CP.
- Phạm vi thành lập
Ngoài ra, tại quy định của khoản 2, Điều 33, Nghị định 78/2015/NĐ-CP, pháp luật có quy định về nơi đặt địa điểm kinh doanh như sau: “Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh”.
Như vậy, so với văn phòng đại diện có thể đặt tại tỉnh thành phố trực thuộc trung ương khác không phải tỉnh thành phố đặt trụ sở chính của doanh nghiệp thì nơi thành lập địa điểm kinh doanh có chút hạn chế hơn.
Điểm khác nhau giữa văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh:
Thứ nhất, Địa điểm kinh doanh được phép kinh doanh trong phạm vi một nhóm ngành cụ thể đã đăng ký từ ngành nghề của công ty mẹ.
Văn phòng đại diện thì có chức năng đại diện cho quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp theo uỷ quyền và bảo vệ các quyền,lợi ích đó; là văn phòng liên lạc; thực hiện hoạt động nghiên cứu, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với thị trường và đối tác mới; văn phòng có thể tiến hành rà soát thị trường, phát hiện hành vị xâm phạm sở hữu trí tuệ của của công ty, hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp đối thủ. Văn phòng đại diện không được phép kinh doanh.
Thứ hai, địa điểm kinh doanh không được đăng ký và sử dụng con dấu. Văn phòng đại diện được phép đăng ký và sử dụng con dấu cho hoạt động của văn phòng đại diện. Tuy nhiên, không được phép sử dụng con dấu này để đóng lên hợp đồng mua bán, bởi văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh.
Thứ ba, địa điểm kinh doanh chỉ được phép mở ở cùng tỉnh thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. Văn phòng đại diện có thể đặt tại tỉnh thành phố trực thuộc trung ương khác không phải tỉnh thành phố đặt trụ sở chính của doanh nghiệp.
Thông qua sự khác biệt giữa văn phòng đại diện và địa điểm doanh, doanh nghiệp nên dựa và nhu cầu thực tế để quyết định lựa chọn thành lập loại hình đơn vị trực thuộc nào.
– Nếu doanh nghiệp đang muốn thăm dò nghiên cứu thị trường, giám sát việc vi phạm thương hiệu của mình tại các tỉnh thành phố nơi không đặt trụ sở chính mà không phát sinh nhu cầu kinh doanh tại tỉnh thành phố đó thì nên lựa chọn mở văn phòng đại diện.
– Nếu doanh nghiệp muốn mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh trong cùng tỉnh thành phố nơi đặt trụ sở hoặc chi nhánh thì nên lựa chọn loại hình địa điểm kinh doanh bởi địa điểm kinh doanh có thể thực hiện hầu như các hoạt động của văn phòng đại diện lại có chức năng kinh doanh hàng hoá, cung cấp dịch vụ của công ty.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi tổng hợp được, hy vọng sẽ giúp bạn đưa ra được quyết định đúng nhất, phù hợp nhất với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí. Trân trọng!
- Thủ tục tạm ngừng hoạt động và hoạt động trở lại của Địa điểm kinh doanh tại Thanh Hóa.
- Lưu ý khi thay đổi đăng ký kinh doanh
- Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- giải thể doanh nghiệp tại Thanh Hóa
- Quy định về thay đổi tên công ty mới nhất tại Thanh Hóa
- Những lưu ý sau khi thay đổi tên doanh nghiệp tại Thanh Hóa
- Thủ tục và các bước chuyển nhượng doanh nghiệp tại Thanh Hóa
- Trình tự thủ tục và hậu quả pháp lý khi bán Doanh nghiệp tư nhân tại Thanh Hóa
- Thủ tục thay đổi địa chỉ văn phòng đại diện tại Thanh Hóa
- Thủ tục đăng ký mã vạch tại Thanh Hóa
-
Điều khoản phân chia lợi nhuận trong hợp đồng ...
T4, 09 / 2019 -
Thủ tục chào bán cổ phần
T4, 09 / 2019 -
một số quy định của pháp luật về cổ phiếu...
T3, 09 / 2019 -
Một số quy định của pháp luật về cổ phiếu...
T3, 09 / 2019