Thủ tục và các bước chuyển nhượng doanh nghiệp tại Thanh Hóa

Trong những năm trở lại đây, do các biến động của nền kinh tế của Việt Nam cũng như thế giới, số lượng các công ty, doanh nghiệp giải thể không ngừng tăng lên. Theo số liệu từ Tổng cục thống kê báo cáo tình hình kinh tế xã hội, chỉ tính năm tháng đầu năm 2016 thì cả nước có 33.185 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể và tạm ngừng hoạt động. Tính trung bình mỗi ngày có đến hơn 220 doanh nghiệp giải thể và rút lui khỏi thị trường. Con số thống kê cho thấy tăng lần lượt đối với giải thể là 19,5% và 26% tạm ngừng so với cùng kỳ năm ngoái.

Tại Luật Blue, có rất nhiều khách hàng đề xuất muốn nhượng lại doanh nghiệp cho tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu để “đứa con tinh thần” của mình được tiếp tục “sống”, mà khách hàng đỡ mất thời gian, công sức và tiền bạc để tiến hành làm thủ tục giải thể vì vậy, chi phí chuyển nhượng thường để một con số tượng trưng nhất định, có thể 0 đồng hoặc theo thỏa thuận các bên.

Theo luật Doanh nghiệp năm 2014, Quyền của chủ sở hữu công ty được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cuả công ty cho tổ chức, cá nhân khác và việc chuyển nhượng phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

Để thực hiện việc chuyển nhượng cần thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Các bên (bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng) lập thành hợp đồng chuyển nhượng, trong đó có các thông tin về doanh nghiệp như: Số giấy chứng nhận ĐKKD, Mã số thuế, Mã số doanh nghiệp, tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của Doanh nghiệp, giấy chứng nhận mẫu dấu, quyền và nghĩa vụ của các bên trước và sau khi chuyển nhượng doanh nghiệp (các khoản nợ của doanh nghiệp, tài sản của doanh nghiệp, các khoản thu của doanh nghiệp, các vấn đề về thuế, các nghĩa vụ tài chính…v..v..).

Bước hai: Tìm kiếm hoặc xác định tư cách của người mua doanh nghiệp (là người chủ sở hữu doanh nghiệp của khách hàng trong tương lai).

Người nhận chuyển nhượng mới phải là người có quyền thành lập, góp vốn thành lập, mua cổ phần, vốn góp và quản lý doanh nghiệp theo khoản 1 Điều 18, luật Doanh nghiệp 2014, trừ các trường hợp được quy định rõ tại Khoản 2, Điều 18 luật Doanh nghiệp 2014.

Bước 3: Đăng ký và làm thủ tục sang tên cho người được chuyển nhượng.

Hồ sơ gồm:

  1. Thông báo vv thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh
  2. Quyết định của chủ sở hữu công ty
  3. Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật
  4. Biên bản thanh lý hợp đồng
  5. Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp
  6. Điều lệ
  7. Thông báo thay đổi chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên
  8. Giấy giới thiệu.

Sau khi nhận được đủ hồ sơ đăng ký thay đổi của doanh nghiệp hợp lệ, trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 ngày làm việc, sở kế hoạch đầu tư sẽ trả giấy Đăng ký kinh doanh mang chủ sở hữu mới.

Về mặt pháp lý, sau khi chuyển nhượng Doanh nghiệp, chủ sở hữu cũ sẽ không còn tư cách pháp lý cho doanh nghiệp đã được sang nhượng. Quyền lợi và nghĩa vụ của chủ sỡ hữu cũ đã chuyển giao toàn bộ sang cho người được chuyển nhượng.

Lưu ý: Tổ chức, cá nhân trước khi nhận chuyển nhượng cần phải kiểm tra kĩ hồ sơ thuế bao gồm: báo cáo tháng, quý, báo cáo tài chính, quyết toán thuế…; các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp: Tiền phạt thuế, phí, các khoản nợ thuế…Tránh các rủi ro pháp lý sau này khi đã sang nhượng.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Blue cho thủ tục chuyển nhượng doanh nghiệp, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí. Trân trọng!

Tin liên quan