Các hành vi bị nghiêm cấm trong kinh doanh và những quy định của pháp luật về quyền thành lập góp vốn mua cổ phần mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp.
Để luôn chủ động trong mỗi kế hoạch, quyết định, chiến lược kinh doanh cũng như các thủ tục pháp lý cần thực hiện trong suốt quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp, thì chủ sở hữu, nhà đầu tư phải tìm hiểu và có kiến thức nhất định về các quy định của Luật Doanh nghiệp. sau đây chúng tôi xin tổng hợp một số thông tin về các hành vie bị nghiêm cấm trong kinh doanh và những quy định của pháp luật về quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp.
Các hành vi bị nghiêm cấm trong kinh doanh
Đối với Cơ Quan đăng ký kinh doanh và các Cơ quan liên quan
- Cấp hoặc từ chối cấp Giấy CN ĐKDN, yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm giấy tờ khác trái với quy định của Luật DN 2014;
- Gây chậm trễ, phiền hà, cản trở, sách nhiễu người thành lập doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Ngăn cản chủ sở hữu, thành viên, cổ đông của doanh nghiệp thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật DN 2014 và Điều lệ công ty.
Đối với doanh nghiệp/ công ty
- Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký hoặc tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy CN ĐKDN.
- Kê khai không trung thực, không chính xác nội dung Hồ sơ ĐKDN và nội dung Hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung ĐKDN.
- Kê khai khống vốn điều lệ, không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký;
- Cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị.
- Kinh doanh các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh;
- Kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật đầu tư/ không bảo đảm duy trì đủ điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động.
- Rửa tiền, lừa đảo.
Những quy định về quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp
Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật DN 2014, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 18 Luật DN 2014.
Tổ chức, cá nhân không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam
- Các Cơ quan Nhà nước, Đơn vị Vũ trang nhân dân: Sử dụng tài sản Nhà nước để TLDN kinh doanh thu lợi riêng cho Cơ quan, Đơn vị mình;
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
- Sĩ quan, Hạ sĩ quan, Quân nhân chuyên nghiệp, Công nhân, Viên chức Quốc phòng trong các Cơ quan, Đơn vị thuộc QĐND;
- Sĩ quan, Hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các Cơ quan, Đơn vị thuộc CAND Việt Nam, trừ những cá nhân được cử làm ĐD theo Ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại DN;
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những cá nhân được cử làm ĐD theo Ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại DN khác;
- Người chưa thành niên;
- Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự (HVDS)/ bị mất năng lực HVDS;
- Tổ chức không có tư cách pháp nhân;
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS), chấp hành hình phạt tù, Quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc/ đang bị cấm hành nghề KD, đảm nhiệm chức vụ/ làm công việc nhất định, liên quan đến KD theo Quyết định của Tòa án;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật hiện hành về phá sản, phòng, chống tham nhũng.
- Khi Cơ quan ĐKKD có yêu cầu, người ĐK TLDN phải tiến hành nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan ĐKKD.
Tổ chức, cá nhân không có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam
- Các Cơ quan Nhà nước, Đơn vị Vũ trang Nhân dân: Sử dụng tài sản Nhà nước góp vốn vào DN để thu lợi riêng cho Cơ quan, Đơn vị mình;
- Các đối tượng không được góp vốn vào DN theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
- Theo quy đinh của Luật phòng, chống tham nhũng: Những cán bộ, công chức, viên chức là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu Cơ quan không có quyền góp vốn, mua cổ phần.
Trên đây là một số thông tin mà chúng tôi tổng hợp được, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí. Trân trọng!
- Điều khoản phân chia lợi nhuận trong hợp đồng hợp tác
- Thủ tục chào bán cổ phần
- một số quy định của pháp luật về cổ phiếu
- Một số quy định của pháp luật về cổ phiếu
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
- Phá sản doanh nghiệp
- Chuyển nhượng vốn góp Công ty TNHH hai thành viên
- Thủ tục chuyển nhượng cổ phần
- Thủ tục chuyển nhượng cổ phần phổ thông trong công ty cổ phần
-
Điều khoản phân chia lợi nhuận trong hợp đồng ...
T4, 09 / 2019 -
Thủ tục chào bán cổ phần
T4, 09 / 2019 -
một số quy định của pháp luật về cổ phiếu...
T3, 09 / 2019 -
Một số quy định của pháp luật về cổ phiếu...
T3, 09 / 2019