Điều kiện thành lập công ty tại tỉnh Thanh Hóa
Công ty Luật Blue tự hào là đơn vị có thời gian hoạt động lâu năm trong hoạt động tư vấn thủ tục trước và sau khi thành lập Doanh nghiệp. Với bề dày kinh nghiệm đó, chúng tôi luôn cam kết sẽ mang đến cho bạn những dịch vụ với “ba nhất” , tốt nhất, tiện lợi nhất và giá rẻ nhất mà không thu bất kỳ khoản phụ phí nào trong suốt quá trình làm việc. để bạn rõ hơn về thành lập doanh nghiệp, luật Blue xin cung cấp đến bạn các thông tin về thành lập doanh nghiệp tại Thanh Hóa như sau:
Tham khảo thủ tục ==> Thành lập công ty tại Thanh Hóa
Trước tiên chúng ta cần hiểu, Thành lập doanh nghiệp là gì?
Pháp luật hiện hành ở Việt Nam đã bắt đầu tiếp thu tư tưởng tiến bộ của các nước phương tây, theo đó xóa bỏ chế độ xin phép thành lập doanh nghiệp đã tồn tại nhiều năm, chỉ thực hiện đăng ký doanh nghiệp , xem việc thành lập và đăng ký doanh nghiệp là quyền của công dân và tổ chức được Nhà nước bảo hộ bằng pháp luật, có thể hiểu
Thành lập doanh nghiệp là thủ tục luật định nhằm khai sinh bề mặt pháp lý cho doanh nghiệp . Doanh nghiệp sẽ được thừa nhận và đảm bảo tư cách pháp lý để tiến hành kinh doanh những hoạt động đã đăng ký kể từ khi hoàn tất thủ tục thành lập doanh nghiệp
Ở một số quốc gia , thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp được tiến hành tại Tòa án . Ở nước ta , theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014 , đăng ký doanh nghiệp được tiến hành tại Cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh , thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính . Người thành lập doanh nghiệp phải lập và nộp đủ hồ sơ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác , trung thực của nội dung hồ sơ đăng ký . Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét và chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ khi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, không được yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm các giấy tờ khác không quy định trong pháp luật doanh nghiệp.
Điều kiện thành lập doanh nghiệp
Thành lập doanh nghiệp được nhìn nhận là quá trình để tạo ra chủ thể pháp lý thực sự, thực hiện các hoạt động kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam . Để xác định một doanh nghiệp tồn tại hợp pháp , Có đủ tư cách pháp lý trên thị trường , chủ doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Điều kiện về tài sản
- Điều kiện về loại tài sản:
Tài sản góp vốn vào doanh nghiệp khi thành lập phải thỏa mãn các điều kiện sau:
Thứ nhất: Tài sản đó phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người góp vốn .
Theo điều 158 Bộ luật dân sự năm 2015 : “ Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu , quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật ” . Đối với các tài sản phải đăng ký quyền sở hữu thì việc chứng minh quyền sở hữu tài sản có thể thông qua giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản .
Thứ hai: Tài sản đó phải thỏa mãn quy định tại điều 35 Luật doanh nghiệp năm 2014 . Theo quy định tại điều 35 Luật doanh nghiệp năm 2014 : ” 1 . Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam , ngoại tệ tự do chuyển đổi , vàng , giá trị quyền sử dụng đất , giá trị quyền sở hữu trí tuệ , công nghệ , bí quyết kỹ thuật , các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam . 2 . Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả , quyền liên quan đến quyền tác giả , quyền sở hữu công nghiệp , quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ . Chỉ cá nhân , tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn ” .
Như vậy , tài sản góp vốn phải là những tài sản có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam . Quyền sở hữu trí tuệ ( bao gồm quyền tác giả , quyền liên quan đến quyền tác giả , quyền sở hữu công nghiệp , quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác ) cũng có thể sử dụng để góp vốn vào doanh nghiệp , nhưng quyền sở hữu trí tuệ đó phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người góp vốn .
Thứ ba: Nếu góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên , công ty hợp danh hoặc công ty cổ phần thì loại tài sản góp vốn phải được sự nhất trí của các thành viên , cổ đông khi thành lập . Đây là một trong số ít trường hợp pháp luật áp dụng nguyên tắc nhất trí trong quản trị nội bộ doanh nghiệp . Đây là nội dung bạn cần lưu ý khi tư vấn thành lập đối với các loại hình doanh nghiệp có nhiều hơn một thành viên .
- Điều kiện về giá trị tài sản:
Mức độ tài sản của nhà đầu tư khi thành lập phụ thuộc vào khả năng của nhà đầu tư và quy mô thành lập doanh nghiệp, trừ một số trường hợp luật định mức vốn đó phải đáp ứng quy định về vốn pháp định. Số vốn đầu tư vào để thành lập doanh nghiệp được gọi là vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư.
Đối với một số ngành nghề pháp luật quy định mức vốn tối thiểu khi đăng kí thành lập, số vốn này được gọi là vốn pháp định. Trong trường hợp đó, vốn điều lệ của doanh nghiệp không được thấp hơn mức vốn pháp định.
Nếu bạn có ý định đầu tư vào một trong số các nghành sau thì phải cân nhắc về mức vốn, theo quy định của pháp luật Việt Nam, các nghành sau phải có vốn pháp định
- kinh doanh bất động sản: mức vốn pháp định là 20 tỷ đồng là 20 tỷ đồng
- kinh doanh mua, bán vàng miếng:Vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên
- ký quỹ kinh doanh lữ hành quốc tế: mức ký quỹ 250 tỷ đồng với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam , 500 tỷ đồng với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài hoặc kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài
- kinh doanh dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài: mức ký quỹ là 1.000 tỷ đồng
khi thành lập, bạn cần chú ý đến việc lựa chọn nghành, nghề kinh doanh phù hợp với nguồn vốn sẵn có và khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. việc lựa chọn mức vốn điều lệ có ảnh hưởng đến mức thuế môn bài mà công ty bạn phải đóng, cụ thể:
Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng thì mức đóng thuế môn bài là 3 triệu đồng/1 năm, mức vốn điều lệ hoặc đầu tư dưới 10 tỷ đồng thì mức đóng thuế môn bài là 2 triệu đồng/1 năm.
Đối với chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác thì mức đóng thuế môn bài là 2 triệu đồng/1 năm
Như vậy, nếu công ty bạn đang có ý định thành lập công ty với vốn điều lệ 11 tỷ đồng thì nên giảm xuống 10 tỷ đồng để giảm mức thuế môn bài phải đóng.
- Điều kiện về ngành, nghề kinh doanh
Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, bạn được quyền lựa chọn ngành, nghề kinh doanh theo sở thích, nguyện vọng và khả năng của mình. Tuy nhiên, đó phải là những ngành , nghề mà pháp luật không cấm và đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật ( đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện ).
Ngành, nghề kinh doanh ở Việt Nam được chia thành bốn nhóm sau:
- Thứ nhất: nhóm ngành, nghề bị cấm kinh doanh
Theo điều 6 Luật đầu từ năm 2014 quy các hoạt động đầu tư kinh doanh bị cấm , bao gồm :
– Kinh doanh các chất ma túy theo quy định tại Phụ lục I của Luật đầu từ năm 2014
– Kinh doanh các loại hóa chất , khoáng vật quy định tại Phụ lục 2 của Luật đầu từ năm 2014
– Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật , động vật hoang dã theo quy định tại Phụ lục 1 của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật , động vật hoang dã nguy cấp ; mẫu vật các loại động vật , thực vật hoang dã nguy cấp , quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục 3 của Luật đầu tư năm 2014
– Kinh doanh mại dâm . .
– Mua , bán người , mô , bộ phận cơ thể người
– Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người
- Thứ hai: nhóm ngành , nghề kinh doanh có điều kiện
Đây là nhóm ngành, nghề thuộc lĩnh vực đầu tư mà theo yêu cầu quản lý, điều tiết nền kinh tế, Nhà nước xác định doanh nghiệp cần phải có những điều kiện nhất định thì mới đảm bảo tham gia kinh doanh và có thể cạnh tranh có hiệu quả hoặc Nhà nước không khuyến khích đầu tư mà hạn chế kinh doanh trong những ngành đó.
Luật đầu từ năm 2014 ban hành Danh mục ngành , nghề kinh doanh có điều kiện bao gồm bao gồm 267 ngành , nghề . Luật số 03 / 2016 / QH14 sửa đổi , bổ sung điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành , nghề đầu tư kinh doanh của Luật đầu từ năm 2014 đã thay thế danh mục ngành , nghề kinh doanh có điều kiện tại Phụ lục 4 , theo đó từ ngày 01 / 01 / 2017 , Danh mục ngành , nghề kinh doanh có điều kiện chỉ còn 243 lại ngành , nghề , giảm 24 ngành , nghề so với Luật đầu từ năm 2014 .
- Thứ ba: nhóm ngành, nghề kinh doanh được Nhà nước ưu đãi, khuyến khích đầu tư
Trong từng giai đoạn phát triển của kinh tế xã hội,Nhà nước xác định những nghành nghề được ưu tiên phát triển, dành cho nhà đầu tư những lưu đãi khi tiến hành đầu tư vào các lĩnh vực này, nhằm tạo điều kiện khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh mang tính ưu tiên , các lĩnh vực kinh doanh cần thiết cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước mà có thể bản thân nó không mấy hấp dẫn với các nhà đầu tư
Khi bạn đầu tư vào các lĩnh vực được nhà nước ưu đãi đầu tư, bạn sẽ được hưởng các ưu đãi do Nhà nước cho phép. Các loại ưu đãi tiêu biểu chủ yếu về Thuế.
- Thứ tư: nhóm nghành, nghề kinh doanh không thuộc cả ba nhóm nghành, nghề kinh doanh nói trên.
Ngoài ba nhóm nghành, nghề kinh doanh trên thì tất cả những nghành, nghề kinh doanh còn lại thuộc nhóm thứ tư, khi lựa chọn những nghành, nghề thuộc nhóm thứ tư này, pháp luật không cấm kinh doanh, không hạn chế kinh doanh, và cũng không có bất cứ chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư nào đối với nhà đầu tư.
- Tên Doanh nghiệp
Điều kiện về tên doanh nghiệp Người thành lập doanh nghiệp phải đăng ký tên doanh nghiệp và được pháp luật công nhận, bảo hộ .
Ý nghĩa của việc đặt tên doanh nghiệp:
Giúp phân biệt doanh nghiệp với tất cả các chủ thể kinh doanh khác trên thương trường.
Khi Doanh nghiệp đã có vị thế, tên doanh nghiệp trở thành thương hiệu riêng của Doanh nghiệp
Một số quy định của pháp luật về tên Doanh nghiệp
Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây :
Một là: Loại hình doanh nghiệp. Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “ công ty trách nhiệm hữu hạn ” hoặc “ công ty TNHH ” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn , được viết là ” công ty Cổ phần ” hoặc “ công ty CP ” đối với công ty cổ phần ; được viết là “ công ty hợp danh ” hoặc “ công ty HD đối với công ty hợp danh ; được viết là “ doanh nghiệp tư nhân ” , “ DNTN ” hoặc “ doanh nghiệp TN ” đối với doanh nghiệp tư nhân ;
Hai là: Tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt , các chữ F J , Z , W , chữ số và ký hiệu .
- Điều kiện về địa chỉ, tên gọi của Doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp phải đăng ký địa chỉ của trụ sở chính . Việc doanh nghiệp có trụ sở chính có một số ý nghĩa như sau :
– Trụ sở chính là địa điểm liên lạc , giao dịch chính thức của doanh nghiệp
– Công khai trụ sở giao dịch là một trong những yếu tố cần . thiết khi công khai thông tin của doanh nghiệp , đảm bảo trong việc minh bạch hoạt động của doanh nghiệp
– Thông tin về trụ sở chính là một trong những yếu tố giúp Cơ quan nhà nước thực hiện chức năng giám sát chung hoạt động của doanh nghiệp .
– Trụ sở chính của doanh nghiệp phải ở trên lãnh thổ Việt Nam ( đối với cả nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước ) .
- Điều kiện về tư cách pháp lý của người thành lập và quản lý doanh nghiệp
Thứ nhất: Đối tượng có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp
Đối tượng có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp được tuân theo quy định tại điều 18 Luật doanh nghiệp năm 2014
Thứ hai: Đối tượng được góp vốn vào doanh nghiệp
Được tuân theo khoản 3 điều 18 luật Doanh nghiệp năm 2014
- Điều kiện về thành viên và cơ chế quản lý điều hành hoạt động của doanh nghiệp
Pháp luật có quy định rõ số lượng thành viên của từng loại hình doanh nghiệp, cụ thể:
- Công ty cổ phần: số lượng thành viên tối thiểu 03 người
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: số lượng thành viên tối thiểu 02 người và không quá 50 người
- Công ty TNHH một thành viên và doanh nghiệp tư nhân: số thành viên là 01 người
- Công ty Hợp danh: số lượng thành viên không dưới 02 người.
Trên đây là các thông tin chi tiết mà Luật Blue tổng hợp được về điều kiện thành lập doanh nghiệp, hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn. mọi thắc mắc bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí. Trân trọng!
- Điều khoản phân chia lợi nhuận trong hợp đồng hợp tác
- Thủ tục chào bán cổ phần
- một số quy định của pháp luật về cổ phiếu
- Một số quy định của pháp luật về cổ phiếu
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
- Phá sản doanh nghiệp
- Chuyển nhượng vốn góp Công ty TNHH hai thành viên
- Thủ tục chuyển nhượng cổ phần
- Thủ tục chuyển nhượng cổ phần phổ thông trong công ty cổ phần
-
Điều khoản phân chia lợi nhuận trong hợp đồng ...
T4, 09 / 2019 -
Thủ tục chào bán cổ phần
T4, 09 / 2019 -
một số quy định của pháp luật về cổ phiếu...
T3, 09 / 2019 -
Một số quy định của pháp luật về cổ phiếu...
T3, 09 / 2019