Những lưu ý trước khi thành lập công ty cổ phần tại Thanh Hóa

Khi bạn chọn Công ty Cổ phần là loại hình kinh doanh của mình, bạn cần nghiên cứu và tìm hiểu rõ các quy định của pháp luật về thành lập loại hình công ty này. Luật Blue xin gửi đến bạn  một số lưu ý trước khi thành lập công ty Cổ phần như sau:

Xác định được ngành nghề kinh doanh

Đó là việc làm quan trọng không thể bỏ qua, vì ngoài thủ tục đăng kí kinh doanh thông thường thì một số ngành nghề đòi hỏi phải có chứng chỉ hành nghề, phải đáp ứng một số điều kiện đặc thù nhất định mà luật định. Hiện nay pháp luật quy định 3 loại ngành nghề kinh doanh chính mà đòi hỏi nhà đầu tư phải thỏa mãn thêm một số yêu cầu với việc kinh doanh, đó là:

Các ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Với các ngành, nghề hoạt động kinh doanh có điều kiện thì tùy từng ngành, nghề kinh doanh mà công ty sẽ được yêu cầu như: Xin giấy phép kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp cho ngành kinh doanh đó hay phải đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; quy định về phòng cháy, chữa cháy, trật tự xã hộị….

Các ngành nghề kinh doanh có vốn pháp định:

Đối với từng ngành nghề cụ thể cần quy định rõ mức vốn pháp định để thành lập doanh nghiệp. Mức vốn pháp định được xác định theo từng ngành nghề, kinh doanh cụ thể, không áp dụng cho từng loại hình doanh nghiệp và được thông qua bởi các văn bản dưới luật do cơ quan nhà nước ban hành.

Các ngành nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề

Tùy theo ngành nghề kinh doanh mà chủ sở hữu hay người quản lí công ty cần có chứng chỉ hành nghề. Do đó, việc xác định ngành nghề kinh doanh là rất quan trọng cho các nhà đầu tư. Nhà đầu tư phải chắc chắn rằng mình có thể thỏa mãn các điều kiện pháp lý để có thể xin được giấy chứng nhận đăng ký kinh.

Xác định nguồn vốn điều lệ

Các nhà đầu tư cũng cần xác định rõ loại tài sản nào mà nhà đầu tư sẽ dùng để góp vốn thành lập công ty. Riêng đối với tài sản góp vốn không phải là tiền Việt Nam đồng, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng thì cần phải được các chuyên gia, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp để xác định giá, làm cơ sở cho việc góp vốn và hạch toán kế toán, thuế, báo cáo tài chính của công ty.

Các nhà đầu tư cần trao đổi để thống nhất phương thức và tổ chức định giá trước khi thành lập công ty và có thể đưa vào trong hợp đồng hoặc thảo thuận thành lập công ty. Việc này nhằm tránh được mâu thuẫn khi có tranh chấp xảy ra.

Doanh nghiệp được tự đưa ra mức vốn điều lệ. Tuy nhiên, không nên đưa ra mức thực tế không có thật bởi nếu bị phát hiện thì doanh nghiệp sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Pháp Luật.

Đặt tên cho công ty

Tên công ty là thương hiệu riêng có thể mang đến thành công hay thất bại cho công ty. Hiện tại luật pháp cho phép đặt tên cho công ty có thể là tên tiếng Việt, tên tiếng nước ngoài (nếu có), tên viết tắt.

Tên tiếng Việt của công ty cổ phần bao gồm hai thành tố là “loại hình doanh nghiệp” và “tên riêng”

Khi đặt tên công ty cần kiểm tra tên công ty đã tồn tại hay chưa? Tên công ty không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với công ty khác đã đăng ký trên cùng địa bản tỉnh, thành phố.

Xác định địa điểm kinh doanh của công ty

Địa điểm kinh doanh của công ty bao gồm địa điểm trụ sở chính của công ty thành lập và cả địa điểm của các cơ sở kinh doanh của công ty.

Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố hoặc Tên xóm, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Trong trường hợp nơi đặt trụ sở chưa có số nhà hoặc chưa có tên đường thì phải có xác nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà, tên đường nộp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh.

Hợp đồng hoặc thỏa thuận thành lập công ty cổ phần

Hợp đồng hoặc thỏa thuận thành lập công ty là hết sức quan trọng và cần thiết đối với công ty  cổ phần do có  nhiều nhà đầu tư tham gia. Tuy nhiên, ngay cả với những trường hợp hồ sơ đăng ký kinh doanh không có yêu cầu thì các nhà đầu tư cũng nên lập hợp đồng hoặc thỏa thuận thành lập công ty để có thể xác định quyền và nghĩa vụ của từng nhà đầu tư, tránh những tranh chấp không đáng có sau này.

Hợp đồng hoặc thỏa thuận này sẽ bao gồm những quyền và nghĩa vụ của từng bên trong quá trình chuẩn bị thành lập công ty cho đến khi bắt đầu tiến hành đăng ký kinh doanh và ở giai đoạn công ty mới thành lập, xử lý các trường hợp công ty không thể thành lập được.

Trên đây là một số lưu ý của chúng tôi trước khi thành lập công ty cổ phần tại Thanh Hóa. Nếu bạn có thắc mắc gì, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Tin liên quan