Phá sản doanh nghiệp
Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn, quy định của pháp luật về phá sản như sau:
Để xem xét một doanh nghiệp có lâm vào tình trạng phá sản hay không phải căn cứ vào 2 điều kiện:
- Mất khả năng thanh toán nợ đến hạn
- Hiện tượng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn không còn là hiện tượng nhất thời mà rất trầm trọng thuộc về bản chất và vô phương cứu chữa.
Dấu hiệu
Điều 3 nghị định số 189-CP ngày 23/12/1994 cụ thể hoá khái niệm doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản như sau: Doanh nghiệp được coi là có dấu hiệu lâm vào tình trạng phá sản nói tại điều 2 luật phá sản doanh nghiệp, nếu kinh doanh bị thua lỗ trong 2 năm liên tiếp đến mức không trả được các khoản nợ đến hạn, không đủ trả lương cho người lao động theo thoả ước lao động và hợp động lao động trong 3 tháng liên tiếp.
Khi xuất hiện dấu hiệu lâm vào tình trạng phá sản nêu trên, doanh nghiệp phải áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết như sau đrr khắc phục tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn như:
- Các phương án tổ chức lại sản xuất kinh doanh, quản lý chặt chẽ các khoản chi phí, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Có biện pháp xử lý hàng hoá tồn kho, vật tư tồn đọng.
- Thu hồi các khoản nợ và tài sản bị chiếm dụng.
- Thương lượng với các chủ nợ để hoãn nợ, mua nợ, bảo lãnh nợ, giảm nợ, xoá nợ.
- Tìm kiếm các khoản tài trợ và các khoản vay mới để trang trải nợ cũ và đầu tư đổi mới công nghệ.
Sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết nêu trên mà vẫn gặp khó khăn, không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn thì doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng phá sản và phải được xử lý phá sản theo quy định của pháp luật.
Như vậy, dấu hiệu pháp lý căn bản của tình trạng phá sản là mất khả năng thanh toán nợ đến hạn, phá sản là bước cuối cùng sau khi doanh nghiệp đã tìm các biện pháp để cứu vãn tình hình nhưng không thành công.
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản
Toà kinh tế TAND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ có thẩm quyền giải quyết việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp đối với những doanh nghiệp có trụ sở chính đặt trên địa phương mình.
TAND tối cao có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định của Toà án cấp tỉnh về tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
Phòng thi hành án thuộc Sở tư pháp, Cục quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ tư pháp là cơ quan có thẩm quyền thi hành quyết định phá sản doanh nghiệp.
Trình tự thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp
Thụ lý đơn và điều tra về khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp
Các đối tượng có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp gửi đơn đến Toà án nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp yêu cầu giải quyết việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp.
Nếu là chủ nợ : kèm theo đơn phải có bản sao giấy đòi nợ, các tài liệu liên quan đến việc giải quyết tranh chấp các khoản nợ, các tài liệu chứng minh tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn …
Nếu là doanh nghiệp mắc nợ : kèm theo đơn là các tài liệu như danh sách chủ nợ, báo cáo tình hình kinh doanh 06 tháng trước khi mất khả năng thanh toán nợ đến hạn ; báo cáo quyết toán và thuyết trình chi tiết tình hình tài chính 02 năm cuối; báo cáo về các biện pháp tài chính cần thiết đã áp dụng để khắc phục …
Toà án thụ lý đơn phải vào sổ và cấp cho người nộp đơn giấy báo đã nhận được đơn . Trong 7 ngày kể từ ngày thụ lý, toà án phải thông báo cho doanh nghiệp mắc nợ biết kèm theo bản sao đơn và các tài liệu khác có liên quan.
Mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp
Điều kiện mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp :
Doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn do hai lý do là gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp phải chứng minh được các khoản thua lỗ là đúng, là hợp pháp, không có dấu hiệu của phá sản gian trá.
Doanh nghiệp đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn gặp khó khăn, không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn.
Nếu là doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh và dịch vụ công cộng quan trọng phải có ý kiến bằng văn bản của Thủ tướng Chính phủ hoặc của thủ trưởng cơ quan nhà nước đã ra quyết định thành lập doanh nghiệp về việc không áp dụng các biện pháp cần thiết phục hồi khả năng thanh toán nợ đến hạn của doanh nghiệp.
Có hồ sơ yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp hợp lệ, bao gồm đơn, bản sao giấy đòi nợ, các giấy tờ tài liệu chứng minh doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ đến hạn.
Có chứng từ chứng minh người nộp đơn đã nộp tiền tạm ứng lệ phí theo quy định của pháp luật.
Quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp :
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn , chánh toà kinh tế toà án nhân dân cấp tỉnh phải xem xét và ra một trong 2 quyết định
Quyết định không mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản, nếu xét thấy không đủ căn cứ.
Quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản trong đó ấn định thời điểm ngừng thanh toán nợ của doanh nghiệp, chỉ định thẩm phán và tổ chức quản lý tài sản để giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Trong quyết định này phải nêu rõ lý do mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp; ấn định thời điểm ngừng thanh toán nợ của doanh nghiệp ; họ tên của Thẩm phán phụ trách và các nhân viên Tổ quản lý tài sản được chỉ định. Quyết định này được đăng báo địa phương và báo TƯ trong 3 số liên tiếp.
Việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp được tiến hành thông qua hoạt động của toà kinh tế mà trực tiếp là thẩm phán và tổ quản lý tài sản. Tuỳ thuộc vào tính chất và quy mô của vụ kiện , chánh toà Toà kinh tế cấp tỉnh chỉ định 1 thẩm phán hoặc một tập thể gồm 3 thẩm phán để giải quyết.
Toà án sẽ ấn định thởi điểm ngừng thanh toán nợ : (để bảo vệ con nợ không phải trả lãi những khoản nợ chưa đến hạn và để bảo vệ quyền lợi của chủ nợ cấm con nợ thực hiện 1 số hành vi thanh toán cho bất kỳ chủ nợ nào.
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày đăng báo quyết định của toà án về mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp các chủ nợ phải gửi giấy đòi nợ doanh nghiệp và phải cung cấp những tài liệu , chứng cứ chứng minh về số nợ đó để hình thành danh sách chủ nợ .
Trên đây là các nội dung mà chúng tôi tổng hợp được, nếu quý vị có bất kỳ thắc mắc gì, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.
- Điều khoản phân chia lợi nhuận trong hợp đồng hợp tác
- Thủ tục chào bán cổ phần
- một số quy định của pháp luật về cổ phiếu
- Một số quy định của pháp luật về cổ phiếu
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
- Chuyển nhượng vốn góp Công ty TNHH hai thành viên
- Thủ tục chuyển nhượng cổ phần
- Thủ tục chuyển nhượng cổ phần phổ thông trong công ty cổ phần
- Các hành vi bị nghiêm cấm trong kinh doanh và những quy định của pháp luật về quyền thành lập góp vốn mua cổ phần mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp.
-
Điều khoản phân chia lợi nhuận trong hợp đồng ...
T4, 09 / 2019 -
Thủ tục chào bán cổ phần
T4, 09 / 2019 -
một số quy định của pháp luật về cổ phiếu...
T3, 09 / 2019 -
Một số quy định của pháp luật về cổ phiếu...
T3, 09 / 2019