Quy định của pháp luật về thành viên hợp danh tại Thanh Hóa
Công ty hợp danh là doanh nghiệp nhà nước mà trong đó phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (thành viên hợp danh). Trong công ty hợp danh, các thành viên hợp danh có vai trò vô cùng quan trọng, để hiểu hơn về tầm quan trọng này, mời bạn tham khảo bài viết sau đây:
Tham khảo thủ tục ==> Thành lập công ty tại Thanh Hóa Trọn gói
Cơ sở pháp lý:
Luật doanh nghiệp 2014.
Thành viên hợp danh
- Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 thì: công ty hợp danh phải có ít nhất hai thành viên hợp danh, thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.
Theo đó, thành viên hợp danh theo Luật doanh nghiệp 2014 chỉ có thể là cá nhân; trong một số trường hợp đặc biệt thành viên hợp danh phải có chứng chỉ hành nghề hoặc bằng cấp nghiệp vụ nhất định (chẳng hạn công ty hoạt động trong các ngành nghề như dịch vụ pháp lý, khám chữa bệnh, dược phẩm…).
- Theo khoản 2 Điều 18 Luật doanh nghiêp 2014 các đối tượng sau đây không thể trở thành viên công ty hợp danh:
“Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam có sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác; người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; người đang chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.”
- Thành viên hợp danh có quyền quản lý công ty, tiến hành các hoạt động nhân danh công ty đồng thời phải chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới đối với các nghĩa vụ của công ty.
Theo Điều 176 Luật doanh nghiệp thành viên hợp danh có quyền như một chủ công ty thực sự, chịu trách nhiệm vô hạn khi thực hiện các hoạt động nhân danh công ty. Thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty kể từ khi đăng ký vào danh sách thành viên công ty, bất kể thành viên có tham gia trực tiếp vào các hoạt động phát sinh trách nhiệm ấy hay không trừ trường hợp thành viên đó và các thành viên còn lại có thỏa thuận khác (Theo Khoản 3 Điều 181 Luật doanh nghiệp 2014). Ngay cả khi chấm dứt tư cách thành viên công ty hợp danh thì trong thời hạn hai năm thành viên hợp danh vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên (Theo Khoản 5 điều 180 Luật doanh nghiệp 2014). Xuất phát từ vai trò quan trọng của thành viên hợp danh cùng chế độ trách nhiệm vô hạn của loại thành viên này mà pháp luật đã quy định một số hạn chế đối với quyền thành viên hợp danh đó là:
“Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
Thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại” (điều 175 Luật doanh nghiệp 2014)
Như vậy, thành viên hợp danh có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại cũng như hoạt động của công ty hợp danh. Điều này lý giải việc thay đổi thành viên hợp danh phải tuân theo quy định khắt khe của pháp luật . Công ty hợp danh muốn tiếp nhận thành viên hợp danh mới phải được ít nhất ¾ tổng số thành viên hợp danh chấp nhận nếu điều lệ công ty không có quy định khác. Theo Điều 180 Luật doanh nghiệp, tư cách thành viên chấm dứt trong các trường hợp sau:
- Tự nguyện rút khỏi công ty;
Trước đây thành viên hợp danh muốn rút khỏi công ty rất hạn chế và khó khăn vì loại thành viên này có vai trò quan trọng trong trong công ty hợp danh và việc rút ra này kéo theo sự thay đổi về cơ cấu, tổ chức nhân sự cũng như thay đổi bộ máy quản lý điều hành của công ty hợp danh. Quy định như vậy gây khó khăn cho các thành viên hợp danh trong việc thay đổi môi trường đầu tư kinh doanh, họ không được linh hoạt trong việc thay đổi, chuyển hướng đầu tư mô hình có lợi. Luật doanh nghiệp 2014 đã cho phép thành viên hợp danh được quyền tự nguyện rút vốn song việc tự nguyện rút vốn của thành viên hợp danh cũng chỉ được coi là hợp lệ khi có ít nhất ¾ tổng số thành viên hợp danh chấp thuận nếu điều lệ công ty không có quy định khác.
- Chết hoặc bị tòa án tuyên bố là chết.
Trường họp này người thừa kế của thành viên hợp danh bị chết hoặc bị tòa án tuyên bố là chết được hưởng phần giá trị tài sản của công ty sau khi đã trừ đi phần nợ thuộc trách nhiệm của người đó. Người thừa kế có thể trở thành thành viên hợp danh nếu được hội đồng thành viên đồng ý.
- Bị tòa án tuyên bố là mất tích, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
Khi thành viên hợp danh bị tòa án tuyên bố mất tích thì đương nhiên tư cách thành viên hợp danh của thành viên đó bị chấm dứt. Thành viên hợp danh là người quản lý công ty nên khi bị hạn chế hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì tư cách thành viên đó phải chấm dứt. Trong trường hợp này phần vốn góp của thành viên đó được hoàn trả công bằng và thỏa đáng
- Bị khai trừ khỏi công ty.
Các trường hợp bị khai trừ thành viên hợp danh được quy định tại khoản 3 Điều 180 Luật doanh nghiệp 2014; nếu điều lệ công ty không quy định thì thành viên hợp danh bị khai trừ khi được sự chấp thuận của ít nhất ¾ tổng số thành viên hợp danh.
Trên đây là một số tổng hợp của chúng tôi, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
- Điều khoản phân chia lợi nhuận trong hợp đồng hợp tác
- Thủ tục chào bán cổ phần
- một số quy định của pháp luật về cổ phiếu
- Một số quy định của pháp luật về cổ phiếu
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
- Phá sản doanh nghiệp
- Chuyển nhượng vốn góp Công ty TNHH hai thành viên
- Thủ tục chuyển nhượng cổ phần
- Thủ tục chuyển nhượng cổ phần phổ thông trong công ty cổ phần
-
Điều khoản phân chia lợi nhuận trong hợp đồng ...
T4, 09 / 2019 -
Thủ tục chào bán cổ phần
T4, 09 / 2019 -
một số quy định của pháp luật về cổ phiếu...
T3, 09 / 2019 -
Một số quy định của pháp luật về cổ phiếu...
T3, 09 / 2019