Quyền và nghĩa vụ của thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Công ty TNHH 2 thành viên là các tổ chức, cá nhân với số lượng không quá 50 người. Và tất cả đều phải chịu sự ràng buộc về mặt pháp lý về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi góp vốn ban đầu. khi cùng nhau thành lập Công ty, khó tranh khỏi việc phân chia lợi ích bị ảnh hưởng, vì vậy pháp luật có quy định rõ các quyền và nghĩa vụ của các thành viên khi tham gia góp vốn. sau đây Luật Blue xn cung cấp đến bạn một số thông tin sau:
Đặc điểm công ty tnhh 2 thành viên
- Công ty tnhh hai thành viên là mô hình kinh doanh về cơ bản giống với công ty tnhh 1 thành viên và gồm những đặc điểm cơ bản như :
- Tư cách pháp lý : Mỗi công ty tnhh đều có tư cách pháp nhân và được xác định kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Các vấn đề về quyền và nghĩa vụ với những giao dịch trước thời điểm được cấp giấy phép đều thuộc nghĩa vụ của công ty.
- Tài chính : Công ty tnhh 2 thành viên có tài sản riêng và là một khối thống nhất. Số vốn góp ban đầu của mỗi thành viên được thể hiện bằng tiền và mỗi thành viên đều chịu trách nhiệm về số tiền mình bỏ ra đề thành lập và xây dựng công ty.
- Trách nhiệm công ty : Mọi trách nhiệm của người thành lập công công ty được giới hạn dựa theo số vốn bỏ ra trong quá trình thành lập công ty. Vốn càng lớn trách nhiệm càng cao và phải thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật với trách nhiệm hoạt động của công ty.
Quyền của thành viên
- Tham dự họp Hội đồng thành viên, thảo luận, kiến nghị, biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên.
- Có số phiếu biểu quyết tương ứng với phần vốn góp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 48 của Luật này.
- Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
- Được chia giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với phần vốn góp khi công ty giải thể hoặc phá sản.
- Được ưu tiên góp thêm vốn vào công ty khi công ty tăng vốn điều lệ.
- Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ, tặng cho và cách khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
- Tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật và cán bộ quản lý khác theo quy định tại Điều 72 của Luật này.
- Trừ trường hợp quy định tại khoản 9 Điều này, thành viên, nhóm thành viên sở hữu từ 10% số vốn điều lệ trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định còn có thêm các quyền sau đây:
- Yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền;
- Kiểm tra, xem xét, tra cứu sổ ghi chép và theo dõi các giao dịch, sổ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm;
- Kiểm tra, xem xét, tra cứu và sao chụp sổ đăng ký thành viên, biên bản họp và nghị quyết của Hội đồng thành viên và các hồ sơ khác của công ty;
- Yêu cầu Tòa án hủy bỏ nghị quyết của Hội đồng thành viên trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc họp Hội đồng thành viên, nếu trình tự, thủ tục, điều kiện cuộc họp hoặc nội dung nghị quyết đó không thực hiện đúng hoặc không phù hợp với quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
- Trường hợp công ty có một thành viên sở hữu trên 90% vốn điều lệ và Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại khoản 8 Điều này thì nhóm thành viên còn lại đương nhiên có quyền theo quy định tại khoản 8 Điều này.
- Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Nghĩa vụ của thành viên
- Góp đủ, đúng hạn số vốn đã cam kết và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 48 của Luật này.
- Không được rút vốn đã góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp quy định tại các Điều 52, 53, 54 và 68 của Luật này.
- Tuân thủ Điều lệ công ty.
- Chấp hành nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên.
- Chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty để thực hiện các hành vi sau đây:
- Vi phạm pháp luật;
- Tiến hành kinh doanh hoặc giao dịch khác không nhằm phục vụ lợi ích của công ty và gây thiệt hại cho người khác;
- Thanh toán khoản nợ chưa đến hạn trước nguy cơ tài chính có thể xảy ra đối với công ty.
- Thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp
Trên đây là một số tổng hợp của chúng tôi, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí, trân trọng!
Tin liên quan
- Điều khoản phân chia lợi nhuận trong hợp đồng hợp tác
- Thủ tục chào bán cổ phần
- một số quy định của pháp luật về cổ phiếu
- Một số quy định của pháp luật về cổ phiếu
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
- Phá sản doanh nghiệp
- Chuyển nhượng vốn góp Công ty TNHH hai thành viên
- Thủ tục chuyển nhượng cổ phần
- Thủ tục chuyển nhượng cổ phần phổ thông trong công ty cổ phần
-
Điều khoản phân chia lợi nhuận trong hợp đồng ...
T4, 09 / 2019 -
Thủ tục chào bán cổ phần
T4, 09 / 2019 -
một số quy định của pháp luật về cổ phiếu...
T3, 09 / 2019 -
Một số quy định của pháp luật về cổ phiếu...
T3, 09 / 2019
Chúng tôi trên facebook