Thủ tục chuyển nhượng cổ phần phổ thông trong công ty cổ phần
Chuyển nhượng cổ phần là việc cổ đông góp vốn trong công ty cổ phần chuyển nhượng lại cổ phần của mình cho một cổ đông khác, để đảm bảo quyền lợi cho các thành viên khi tham gia góp vốn, việc chuyển nhượng cổ phần cũng phải tuân theo các quy định của pháp luật, sau đây luật Blue xin tổng hợp một số quy định của pháp luật như sau:
Chuyển nhượng cổ phần là việc cổ đông góp vốn trong công ty cổ phần chuyển nhượng lại cổ phần của mình cho một cổ đông khác, trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác; chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.
Nếu cổ đông sáng lập còn lại không đồng ý việc chuyển nhượng cổ phần cho người ngoài thì cổ đông dự định chuyển nhượng có quyền yêu cầu các cổ đông còn lại hoặc công ty mua lại số cổ phần dự định chuyển nhượng đó.
- Cổ phần ưu đã biểu quyết không được phép chuyển nhượng;
- Cổ đông nhận chuyển nhượng cổ phần từ cổ đông sáng lập của công ty không được coi là cổ đông sáng lập.
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần công ty cổ phần năm 2019:
Theo quy định tại nghị định 108/2018/NĐ-CP thì “Việc thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập với Phòng Đăng ký kinh doanh chỉ thực hiện trong trường hợp cổ đông sáng lập chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua” do đó không cần đăng ký thay đổi thông tin cổ đông sáng lập trong trường hợp chuyển nhượng cổ phần.
Do đó, theo quy định tại Nghị định 108/2018/NĐ-CP, các cổ đông chỉ cần thực hiện các thủ tục chuyển nhượng nội bộ công ty, không cần thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh- Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Việc thực hiện chuyển nhượng cổ phần cần các văn bản sau:
- Biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông;
- Quyết định Đại hội đồng cổ đông;
- Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần;
- Biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng;
- Nộp hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhan và đóng thuế thu nhập cá nhân do chuyển nhượng cổ phần tại cơ quan quản lý thuế Doanh nghiệp (chi Cục thuế hoặc Cục thuế).
Thuế chuyển nhượng cổ phần:
Đối với việc chuyển nhượng cổ phần, người chuyển nhượng phải chịu thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập cá nhân được tính theo công thức sau:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần x Thuế suất 0,1%
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế:
- Trường hợp cá nhân chuyển nhượng tự nộp hồ sơ: trong vòng 10 ngày kể từ ngày ký hơp đồng chuyển nhượng
- Trường hợp kê khai thông qua doanh nghiệp: thực hiện trước khi có GCN ĐKDN mới.
Hồ sơ kê khai thuế:
- Tờ khai thuế:
- Trường hợp cá nhân tự kê khai: tờ khai thuế TNCN chuyển nhượng mẫu 04/CNV-TNCN;
- Trường hợp kê khai thông qua doanh nghiệp: tờ khai thuế TNCN chuyển nhượng mẫu 06/CNV-TNCN;
- Hợp đồng chuyển nhượng; biên bản thanh lý;
- Ngoài ra tùy từng cơ quan thuế có thể yêu cầu; Giấy xác nhận chuyển nhượng, phiếu nộp tiền; Giấy ủy quyền.
Trên đây là các nội dung mà chúng tôi tổng hợp được, nếu quý vị có bất kỳ thắc mắc gì, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.
- Điều khoản phân chia lợi nhuận trong hợp đồng hợp tác
- Thủ tục chào bán cổ phần
- một số quy định của pháp luật về cổ phiếu
- Một số quy định của pháp luật về cổ phiếu
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
- Phá sản doanh nghiệp
- Chuyển nhượng vốn góp Công ty TNHH hai thành viên
- Thủ tục chuyển nhượng cổ phần
- Các hành vi bị nghiêm cấm trong kinh doanh và những quy định của pháp luật về quyền thành lập góp vốn mua cổ phần mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp.
-
Điều khoản phân chia lợi nhuận trong hợp đồng ...
T4, 09 / 2019 -
Thủ tục chào bán cổ phần
T4, 09 / 2019 -
một số quy định của pháp luật về cổ phiếu...
T3, 09 / 2019 -
Một số quy định của pháp luật về cổ phiếu...
T3, 09 / 2019