Trình tự thủ tục thành lập công ty Cổ phần tại tỉnh Thanh Hóa
Khi bạn có bất kỳ thắc mắc nào về thủ tục thành lập Doanh nghiệp, hãy đến với công ty Luật Blue chúng tôi. Công ty Luật Blue tự hào là đơn vị tư vấn luật lâu năm, ở đây chúng tôi có bề dày kinh nghiệm lớn, đội ngũ luật sư, chuyên viên, nhân viên giỏi và luôn tư vấn nhiệt tình cho khách hàng. Với phương châm “ sự hài lòng của khách hàng là sự thành công của chúng tôi”, nên chúng tôi luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hết thảy những lợi ích khác. Nếu bạn muốn tìm thành lập một công ty nào đó, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
Tham khảo thủ tục ==> Thành lập công ty tại Thanh Hóa
Bạn là người có tiềm lực kinh tế lớn với mong muốn ưu điểm của công ty mình thành lập chính là khả năng huy động vốn cao, quy mô kinh doanh rộng… vậy thì mô hình Công ty Cổ phần là lựa chọn tốt nhất cho bạn, Luật Blue xin gửi đến bạn thông tin, trình tự thủ tục thành lập công ty Cổ phần tại huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa
Khái niệm công ty Cổ phần
Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp mà vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau là cổ phần và được phát hành ra ngoài thị trường nhắm huy động vốn tham gia đầu tư từ mọi thành phần kinh tế. Người sở hữu cổ phần được gọi là các cổ đông.
Ưu điểm:
- Chế độ trách nhiệm của công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi do của các cổ đông không cao.
- Khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lĩch vực, ngành nghề.
- Cơ cấu vốn của công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty.
- Khả năng huy động vốn của công ty cổ phần rất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng, đây là đặc điểm riêng có của công ty cổ phần.
- Việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của công ty cổ phần.
Nhược điểm:
- Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất nhiều, hầu như không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích.
- Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần cũng khá phức tạp hơn các loại hình công ty, doanh nghiệp khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán
Hồ sơ đăng ký thành lập công ty Cổ phần
Hồ sơ đăng ký thành lập công ty cổ phần bao gồm:
- Giấy đề nghị Đăng ký công ty cổ phần ( Phụ lục I – 4 Thông tư số 20/2015/TT – BKHĐT )
- Dự thảo Điều lệ công ty
- Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài , Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức . ( Danh sách cô động sáng lập được lập theo mẫu tại Phụ lục I – 7 , Danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
– Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân
– Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.
Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp
Hiện nay, thủ tục đăng ký doanh nghiệp hiện nay được ghi nhận chủ yếu trong Luật doanh nghiệp năm 2014 , Nghị định số 78 / 2015 / NĐ – CP Thông tư số 20 / 2015 / TT – BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp)
Thủ tục thành lập Công ty Cổ Phần về cơ bản có thể tóm tắt như sau:
Bước 1: Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định cho Cơ quan đăng ký kinh doanh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
Việc nộp hồ sơ có thể được tiến hành theo một trong hai cách: nộp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh, hoặc đăng ký qua mạng điện tử .
Trường hợp đăng ký trực tiếp: người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và nộp lệ phí tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng chữ ký số công cộng: người thành lập doanh nghiệp phải có đầy đủ hồ sơ giống với hồ sơ bằng văn bản giấy (được chuyển sang văn bản điện tử) Người đại diện theo pháp luật kê khai thông tin , tải văn bản điện tử , ký số vào hồ sơ đăng ký điện tử và nộp lệ phí qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh: người thành lập doanh nghiệp phải có đầy đủ hồ sơ giống với hồ sơ bằng văn bản giấy ( được chuyển sang văn bản điện tử ) . Người đại diện theo pháp luật kê khai thông tin , tải văn bản điện tử của các giấy tờ chứng thực cá nhân tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để được cấp tài khoản đăng ký kinh doanh . Người đại diện theo pháp luật sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh để kê khai thông tin , tải văn bản điện tử và xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 2: Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc , kể từ ngày nhận hồ sơ . Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết . Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi , bổ sung hồ sơ .
Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:
- Ngành , nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh
- Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định pháp luật
- Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ
- Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật về phí và lệ phí.
Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp , phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quê gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự , thủ tục và phải trả phí theo quy định .
Nội dung Công bố bao gồm các nội dung là chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây :
- Ngành , nghề kinh doanh
- Danh sách cổ đông sáng lập và đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với Công ty cổ phần .
Trên đây là thông tin về trình tự thủ tục thành lập công ty Cổ phần mà chúng tôi có được từ hoạt động tư vấn thực tiễn, mọi thắc mắc của bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí. Trân trọng!
- Điều khoản phân chia lợi nhuận trong hợp đồng hợp tác
- Thủ tục chào bán cổ phần
- một số quy định của pháp luật về cổ phiếu
- Một số quy định của pháp luật về cổ phiếu
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
- Phá sản doanh nghiệp
- Chuyển nhượng vốn góp Công ty TNHH hai thành viên
- Thủ tục chuyển nhượng cổ phần
- Thủ tục chuyển nhượng cổ phần phổ thông trong công ty cổ phần
-
Điều khoản phân chia lợi nhuận trong hợp đồng ...
T4, 09 / 2019 -
Thủ tục chào bán cổ phần
T4, 09 / 2019 -
một số quy định của pháp luật về cổ phiếu...
T3, 09 / 2019 -
Một số quy định của pháp luật về cổ phiếu...
T3, 09 / 2019