Trình tự thủ tục và hậu quả pháp lý khi bán Doanh nghiệp tư nhân tại Thanh Hóa

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005 tại Điều 141, Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp và cũng theo quy định tại Khoản 1 Điều 145 Luật Doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác. Trong quá trình hoạt động, vì một số lý do mà bạn muốn bán doanh nghiệp của mình. Việc bán Doanh nghiệp tư nhân được thực hiện theo các quy định của pháp luật, luật Blue tổng hợp một số thông tin như sau:

Cơ sở pháp lý

Luât doanh nghiệp năm 2014

Thủ tục thực hiện

Bước 1. Thực hiện việc mua bán doanh nghiệp với người mua

Các bên phải thống nhất và lập thành Hợp đồng mua bán doanh nghiệp, pháp luật không quy định về mẫu Hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân nhưng bạn phải tuân thủ các quy định của hợp đồng mua bán như hợp đồng mua bán tài sản thông thường gồm các điều khoản như: Bên mua, Bên bán, Đối tượng của hợp đồng mua bán (miêu tả các thông tin về Doanh nghiệp tư nhân, Số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số thuế, mã số doanh nghiệp, tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, giấy chứng nhận mẫu dấu và các tài liệu, tài sản, sổ sách và các hồ sơ khác có liên quan của Doanh nghiệp cần mua bán), giá cả, thuế, lệ phí, phương thức thanh toán, quyền và nghĩa vụ của các bên, phương án giải quyết tranh chấp, phương án xử lý lao động của doanh nghiệp, quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp trước khi thực hiện việc mua bán, quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp sau khi đã thực hiện việc mua bán, trách nhiệm của các bên đối với doanh nghiệp mua bán, các khoản nợ của doanh nghiệp, tài sản của doanh nghiệp, các khoản phải thu của doanh nghiệp, vấn đề về thuế và nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp, tình trạng hoạt động của doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức, quy mô hoạt động, hệ thống khác hàng, sản phẩm dịch vụ cung cấp, các bí quyết, bí mật kinh doanh khác và các quy định khác.

Xác định người mua doanh nghiệp (chủ doanh nghiệp tư nhân trong tương lai) phải là người có quyền thành lập, góp vốn thành lập, mua cổ phần và quản lý doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Luật Doanh nghiệp và không thuộc trường hợp không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp.

Các chứng từ chứng minh cho việc đã hoàn thành việc mua bán doanh nghiệp tư nhân như giấy biên nhận tiền mua bán doanh nghiệp, Biên bản thanh lý hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân và thực hiện việc đăng ký doanh nghiệp cho người mua theo bước 2 dưới đây

Bước 2. Đăng ký sang tên Doanh nghiệp cho người mua:

Về thời hạn thực hiện: Trong thời hạn chậm nhất là 15 ngày trước ngày chuyển giao doanh nghiệp cho người mua, chủ doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Đây chính là Thông báo thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân.

Nội dung thông báo gồm: Nêu rõ tên, trụ sở của doanh nghiệp; tên, địa chỉ của người mua; tổng số nợ chưa thanh toán của doanh nghiệp; tên, địa chỉ, số nợ và thời hạn thanh toán cho từng chủ nợ; hợp đồng lao động và các hợp đồng khác đã ký mà chưa thực hiện xong và cách thức giải quyết các hợp đồng đó.

Theo quy định tại Điều 44 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp thì thủ tục đăng ký thay đổi chủ Doanh nghiệp tư nhân trong trường hợp bán doanh nghiệp như sau:

Bước 1: Thông báo thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân có chữ ký của người bán và người mua doanh nghiệp tư nhân

Bước 2: Bản sao hợp lệ một trong những giấy tờ chứng thực cá nhân của người mua doanh nghiệp tư nhân như: Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực.

Bước 3: Hợp đồng mua bán doanh nghiệp và các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng.

Bước 4: Khi nhận được hồ sơ đăng ký thay đổi của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận và đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân.

Hậu quả pháp lý của việc bán Doanh nghiệp tư nhân:

Sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác mà doanh nghiệp chưa thực hiện, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thoả thuận khác.

Người bán, người mua doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lao động.

Người mua doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh lại theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014

Trên đây một số thông tin mà chúng tôi tổng hợp được, nếu bạn có thắc mắc gì vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất, rất hân hạnh được phục vụ các bạn!

Tin liên quan